Bệnh viêm vùng chậu và dấu hiệu viêm vùng chậu ở nữ giới

Tác giả: Tín Nguyễn. Ngày đăng: 16-06-2017

Bệnh viêm vùng chậu và dấu hiệu viêm vùng chậu ở nữ giới. Bệnh viêm vùng chậu là bệnh phụ khoa thuộc dạng nhiễm trùng tại cơ quan sinh dục nữ. Viêm vùng chậu là gì? Dấu hiệu viêm vùng chậu, viêm vùng chậu có nguy hiểm không và cách điều trị viêm vùng chậu như thế nào? Hãy để Finizz giúp bạn hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.

Viêm vùng chậu là gì?          

Bệnh viêm vùng chậu là tình trạng nữ giới bị viêm nhiễm ở bất cứ cơ quan nào trong vùng chậu như: Tử cung, vòi trứng, buồng trứng… Nữ giới trong độ tuổi sinh sản quan hệ tình dục nhiều lần và không an toàn hoặc nữ giới quan hệ tình dục với nhiều đối tượng khác nhau có nguy cơ bị bệnh viêm vùng chậu cao.

Chị em nếu nhận thấy vùng chậu đau đớn và những cơn đau này kéo dài hoặc ngày càng đau nặng hơn... chị em cần đi thăm khám kịp thời hoặc làm xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra nguyên nhân gây đau. Có thể, lúc này chị em đã mắc bệnh viêm vùng chậu.

Bệnh viêm vùng chậu và dấu hiệu viêm vùng chậu ở nữ giới

Bệnh viêm vùng chậu

Các triệu chứng khi bị bệnh viêm vùng chậu là: Đau bụng mơ hồ không xác định chính xác vị trí đau, âm đạo ra máu bất thường, dịch tiết bất thường và có mùi hôi, có thể bị sốt, buồn nôn và nôn...

Dấu hiệu viêm vùng chậu

1. Khí hư bất thường

Đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo tính hình sức khỏe sinh sản của nữ giới. Bình thường, khí hư sẽ có màu trắng trong, không mùi, hơi dai, xuất hiện nhiều khi rụng trứng nhưng khi mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa chị em sẽ thấy xuất hiện hiện tượng khí hư bất thường như khí hư ra nhiều, có màu trắng đục, vàng, xanh hoặc xám, đôi khi lẫn với máu; khí hư có mùi hôi tanh khó chịu… Khí hư trở nên nặng mùi hơn sau khi quan hệ tình dục.

2. Đau khi giao hợp

Bệnh viêm vùng chậu sẽ khiến cho việc giao hợp làm tăng đau đớn và gặp nhiều trở ngại. Việc này kéo dài sẽ dẫn đến tâm lý ngại gần gũi ở chị em, làm giảm chất lượng cuộc yêu, lâu dần đe dọa đến hạnh phúc gia đình.

3. Xuất huyết âm đạo bất thường

Bạn sẽ thấy máu xuất hiện ngoài kỳ kinh với các đặc điểm khác với máu kinh nguyệt. Hiện tượng này được giải thích là do viêm nhiễm khiến cho các cơ quan trong vùng chậu dễ bị tổn thương nên chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây chảy máu.

4. Rối loạn kinh nguyệt

Vùng chậu là khu vực trung tâm, có mối liên hệ mật thiết với tử cung, buồng trứng… Vì vậy, nếu vùng chậu bị viêm nhiễm thì buồng trứng và tử cung cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị rối loạn với biểu hiện thường thấy là chu kỳ kinh nguyệt thất thường, lượng máu kinh biến đổi thành quá ít hoặc quá nhiều, màu sắc kinh nguyệt chuyển sang đỏ nhạt hoặc đen thẫm, hiện tượng thống kinh (đau bụng kinh) trở nên dữ dội.

5. Đau bụng dưới

Thường xuyên xuất hiện các cơn đau bất thường không có vị trí cố định tại vùng bụng dưới sẽ khiến cho bạn gặp không ít rắc rối trong cuộc sống. Cường độ cơn đau cũng có sự khác nhau, khi âm ỉ lúc dữ dội. Song song với đó là triệu chứng đau nhức tại hai bên hông. Các chuyên gia cho biết, các đau đớn này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống chị em nên cần thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện.

Bệnh viêm vùng chậu và dấu hiệu viêm vùng chậu ở nữ giới- hình 2

Đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu

 Ngoài các triệu chứng thường gặp trên, khi bị bệnh viêm vùng chậu chị em còn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn và đôi khi còn kèm theo dấu hiệu sốt cao.

Nguyên nhân viêm vùng chậu

 Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm vùng chậu, trong đó các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách

- Quan hệ tình dục không an toàn

- Thực hiện các thủ thuật phụ khoa không an toàn

- Viêm nhiễm sau khi sinh đẻ

- Lây lan viêm nhiễm từ các cơ quan lân cận

Điều trị viêm vùng chậu

1. Phương pháp điều trị nội khoa                 

– Đây là phương pháp áp dụng thuốc trong quá trình điều trị. Khi điều trị bằng thuốc, người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, phải uống thuốc đúng liều lượng và đúng giờ, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc và tự chữa trị tại nhà. Bởi nếu tự ý dùng thuốc rất dễ bị tác dụng phụ và biến chứng khi không dùng đúng loại thuốc.

– Loại thuốc dùng trong điều trị viêm vùng chậu có thể là kháng sinh đặc trị, đôi khi có kèm theo thuốc giảm đau và đặc biệt bệnh nhân phải nghỉ ngơi thì quá trình điều trị mới có thể đạt hiệu quả cao.

2. Phương pháp điều trị ngoại khoa

  • Điều trị bằng điện

Điện giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và bạch cầu, tiêu viêm, giảm sưng đau đáng kể. Tùy vào tình trạng và mức độ của bệnh, bác sỹ sẽ điều chỉnh cường độ và nhiều độ, không làm tổn thương vùng chậu, mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

  • Điều trị bằng nhiệt

Khi áp dụng biện pháp này thì nhiệt độ mà cực ở nhiệt phát ra sẽ kích thích, thúc đẩy tuần hoàn máu cải thiện trạng thái dinh dưỡng của các mô, nâng cao quá trình trao đổi chất, có lợi cho điều trị và làm tan biến chứng viêm.

  • Điều trị bằng từ trường

Từ trường này có tác dụng giảm đau, massage, đồng thời thông qua việc dẫn các ion giúp thuốc đi vào cơ thể, tăng khả năng hấp thu thuốc…

Trong cả quá trình điều trị viêm vùng chậu, người bệnh đều thấy thoải mái, không có bất cứ tác dụng phụ nào. Bởi phương pháp này điều trị theo nguyên tắc không tổn thương, không đau, đơn giản và thời gian thực hiện lại nhanh chóng.

Cùng chuyên mục

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

Nhiều phụ huynh cứ lầm tưởng chỉ có phụ nữ trưởng thành mới hay mắc bệnh phụ khoa. Nhưng thực tế, ngay cả những em gái nhỏ tuổi cũng có thể mắc bệnh nếu không được chăm sóc tốt và có chế độ vệ sinh hợp lý. Và triệu chứng viêm nhiễm ở các bé gái không biểu hiện nặng nề nên các bậc phụ huynh thường...

Phụ khoa

- 06/04/2018

194 img2

Siêu âm phần phụ là một trong những phương pháp hỗ trợ việc điều trị bệnh liên quan đến các bệnh phụ khoa mà chị em luôn ám ảnh. Qua một cuộc khảo sát và thống kê, có khoảng trên 30% các chị em nằm trong độ tuổi sinh sản đang mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh viêm phần phụ. Chính vì thế, việc siêu âm ...

Phụ khoa

- 05/04/2018

Avata kham phu khoa

Xem hình ảnh khám phụ khoa sẽ phản ánh các bệnh phụ khoa - các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản của phụ nữ. Không ít chị em mắc phải các bệnh này nhưng lại không nhận ra hoặc chủ quan. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây,...

Phụ khoa

- 02/04/2018

 mg 7440

Các căn bệnh phụ khoa luôn là vấn đề khó nói đối với chị em phụ nữ. Tỉ lệ mắc các căn bệnh về phụ khoa như u xơ cổ tử cung, viêm âm đạo,.. ngày càng tăng và có nguy cơ biến chứng ngày càng cao. Bằng việc tham gia khám bệnh định kì tại các phòng khám phụ khoa có thể giúp phát hiện và ngăn ngừa sớm...

Phụ khoa

- 02/04/2018

Avatar

Ngày càng có nhiều tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ của chị em phụ nữ, thế nên việc khám phụ khoa nữ là điều cần thiết. Chúng ta nên đến các phòng khám phụ khoa ở bệnh viện hay ở các phòng khám tư mỗi năm 1 lần cho người từ 18 tuổi trở lên.

Phụ khoa

- 27/03/2018