Lịch khám thai định kỳ quan trọng mẹ bầu không để sao nhãng khi mang thai

Tác giả: Văn Diễn Cường. Ngày đăng: 26-02-2018

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên chú ý lịch khám thai định kỳ. Bên cạnh đó chú ý đến chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập hợp lý. Việc này giúp mẹ tránh những bất trắc đáng tiếc xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và em bé trong bụng.

Sức khỏe của người mẹ có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ khỏe thì con mới khỏe. Vì vậy việc đi khám thai định kì giúp chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé. Biết được lịch khám thai định kỳ, mẹ dễ dàng theo dõi và thực hiện việc khám thai một cách đầy đủ.

Qua các giai đoạn các mẹ đi khám thai định kỳ, thăm khám thai giúp bác sĩ nắm được bé yêu trong bụng mẹ có phát triển bình thường không, có dấu hiệu dị tật gì không. Các mẹ nên nắm bắt lịch khám thai định kì để theo dõi tình trạng nước ối, thai nhẹ ký. Qua đó mẹ sẽ được tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung khoáng chất qua thực phẩm chức năng… Nhờ đó, mẹ và bé giảm được tỷ lệ tử vong chu sinh.

Lịch khám thai định kỳ của mẹ bầu sẽ diễn ra ít nhất 14 lần (nếu thai kỳ bình thường). Lịch khám này xác định tuổi thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt. Việc này rất khó vì mẹ hầu như không biết mình đậu thai khi nào. Do đó, khi đã có kế hoạch mang thai, mẹ nên chú ý tới chu kỳ kinh nguyệt của mình.

=> Danh sách bác sĩ khám thai giỏi Tphcm

=> Danh sách bác sĩ khám thai giỏi Hà Nội

Lịch khám thai lần 1 : Tuần thứ 5

  • Siêu âm thai 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lịch khám thai lần 2 : Tuần thứ 8

  • Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)

  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lịch khám thai lần 3 : Tuần thứ 12

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lịch khám thai lần 4 : Tuần thứ 16

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Xét nghiệm máu (Tripple test)
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống canxi, sắt và magie B6
  • Uống (tiêm) nội tiết

Lịch khám thai lần 5 : Tuần thứ 20

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
  • Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lịch khám thai lần 6 : Tuần thứ 22

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lịch khám thai lần 7 : Tuần thứ 26

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
  • Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)

Lịch khám thai lần 8 : Tuần thứ 30

  • Xét nghiệm máu, thử nước tiểu
  • Làm thủ tục đăng ký đẻ
  • Tiêm phòng uốn ván (AT1)
  • Khám thai, siêu âm 2D
  • Uống vi chất dinh dưỡng
  • Uống canxi, sắt
  • Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh

Lịch khám thai lần 9 : Tuần thứ 32

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Khám thai
  • Thử tiểu
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lịch khám thai lần 10 : Tuần thứ 34

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Tiêm phòng uốn ván (AT2)
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lịch khám thai lần 11 : Tuần thứ 36

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lịch khám thai lần 12 : Tuần thứ 38

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lịch khám thai lần 13 : Tuần thứ 39

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
  • Lịch khám thai lần 14 : Tuần thứ 40
  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lịch khám thai định kỳ này có thể thay đổi tùy theo sức khỏe và tình trạng thai của từng mẹ bầu. Tuy nhiên, lịch khám thai định kỳ này là cơ bản với những xét nghiệm cần thiết. Mẹ cần tuân thủ theo lịch hẹn khám thai của bác sĩ, vì việc khám chỉ chính xác trong giai đoạn nhất định.

Cùng chuyên mục

3

Mẹ bầu mang song thai gặp khá nhiều nguy cơ mắc phải các biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, cạn ối, hội chứng truyền máu song sinh (một thai nhận được nhiều máu hơn thai còn lại), chuyển dạ sớm… Vì vậy, mẹ bầu mang thai đôi cần làm một số xét nghiệm cần thiết để kịp thời ngăn chặn đồng t...

Sản phụ khoa

- 06/03/2018

1

Rất nhiều chị em thắc mắc về: Khám phụ khoa là gì? Khám phụ khoa là khám những gì? Nên đi khám phụ khoa thời điểm nào? Vì vậy trong bài viết dưới đây Finizz sẽ chia sẻ vế vấn đề khám phụ khoa là gì cho các chị em.

Sản phụ khoa

- 06/03/2018

Say thai 1 phunutoday vn

Hội chứng Anti-phospholipid (Anti-phospholipid syndrome – APS) là một hội chứng có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tắc mạch hoặc sảy thai tái diễn, vì thế hội chứng này rất nguy hiểm đối với những phụ nữ đang mang thai. Việc hiểu rõ việc xét nghiệm hội chứng anti - phospholipid khi mang thai sẽ giú...

Sản phụ khoa

- 06/03/2018

97

Khám phụ khoa ở hải phòng chỗ nào tốt? Để trả lời câu hỏi này Finizz gửi đến bạn những địa chỉ khám, chữa sản phụ khoa rất uy tín và chất lượng ở Hải Phòng được nhiều người bệnh nhân đánh giá cao và lựa chọn.

Sản phụ khoa

- 06/03/2018

88

Không khó để tìm một cơ sở khám phụ khoa. Tuy nhiên, đâu là địa chỉ khám phụ khoa tốt nhất tại Đà Nẵng là điều mà rất nhiều chị em đang quan tâm. Trả lời cho câu hỏi này, hôm nay Finizz giới thiệu đến quý bạn đọc một số địa chỉ khám phụ khoa ở Đà Nẵng.

Sản phụ khoa

- 06/03/2018