Lịch khám thai định kỳ quan trọng mẹ bầu không để sao nhãng khi mang thai

Tác giả: Văn Diễn Cường. Ngày đăng: 26-02-2018

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên chú ý lịch khám thai định kỳ. Bên cạnh đó chú ý đến chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập hợp lý. Việc này giúp mẹ tránh những bất trắc đáng tiếc xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và em bé trong bụng.

Sức khỏe của người mẹ có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ khỏe thì con mới khỏe. Vì vậy việc đi khám thai định kì giúp chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé. Biết được lịch khám thai định kỳ, mẹ dễ dàng theo dõi và thực hiện việc khám thai một cách đầy đủ.

Qua các giai đoạn các mẹ đi khám thai định kỳ, thăm khám thai giúp bác sĩ nắm được bé yêu trong bụng mẹ có phát triển bình thường không, có dấu hiệu dị tật gì không. Các mẹ nên nắm bắt lịch khám thai định kì để theo dõi tình trạng nước ối, thai nhẹ ký. Qua đó mẹ sẽ được tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung khoáng chất qua thực phẩm chức năng… Nhờ đó, mẹ và bé giảm được tỷ lệ tử vong chu sinh.

Lịch khám thai định kỳ của mẹ bầu sẽ diễn ra ít nhất 14 lần (nếu thai kỳ bình thường). Lịch khám này xác định tuổi thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt. Việc này rất khó vì mẹ hầu như không biết mình đậu thai khi nào. Do đó, khi đã có kế hoạch mang thai, mẹ nên chú ý tới chu kỳ kinh nguyệt của mình.

=> Danh sách bác sĩ khám thai giỏi Tphcm

=> Danh sách bác sĩ khám thai giỏi Hà Nội

Lịch khám thai lần 1 : Tuần thứ 5

  • Siêu âm thai 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lịch khám thai lần 2 : Tuần thứ 8

  • Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)

  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lịch khám thai lần 3 : Tuần thứ 12

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lịch khám thai lần 4 : Tuần thứ 16

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Xét nghiệm máu (Tripple test)
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống canxi, sắt và magie B6
  • Uống (tiêm) nội tiết

Lịch khám thai lần 5 : Tuần thứ 20

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
  • Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lịch khám thai lần 6 : Tuần thứ 22

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lịch khám thai lần 7 : Tuần thứ 26

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
  • Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)

Lịch khám thai lần 8 : Tuần thứ 30

  • Xét nghiệm máu, thử nước tiểu
  • Làm thủ tục đăng ký đẻ
  • Tiêm phòng uốn ván (AT1)
  • Khám thai, siêu âm 2D
  • Uống vi chất dinh dưỡng
  • Uống canxi, sắt
  • Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh

Lịch khám thai lần 9 : Tuần thứ 32

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Khám thai
  • Thử tiểu
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lịch khám thai lần 10 : Tuần thứ 34

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Tiêm phòng uốn ván (AT2)
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lịch khám thai lần 11 : Tuần thứ 36

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lịch khám thai lần 12 : Tuần thứ 38

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lịch khám thai lần 13 : Tuần thứ 39

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
  • Lịch khám thai lần 14 : Tuần thứ 40
  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lịch khám thai định kỳ này có thể thay đổi tùy theo sức khỏe và tình trạng thai của từng mẹ bầu. Tuy nhiên, lịch khám thai định kỳ này là cơ bản với những xét nghiệm cần thiết. Mẹ cần tuân thủ theo lịch hẹn khám thai của bác sĩ, vì việc khám chỉ chính xác trong giai đoạn nhất định.

Cùng chuyên mục

V4 728px recover from an ectopic pregnancy step 1 version 2

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng được thụ tinh ở một vị trí không phải là tử cung, ví dụ như ống dẫn trứng. Mang thai ngoài tử cung có thể biến chứng thành một tình trạng nguy kịch nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị. Vì vậy, việc xác định được các triệu chứng thường gặp cũng như ...

Sản phụ khoa

- 03/03/2018

Sieu am dau do co anh huong gi khong

Siêu âm đầu dò âm đạo là loại siêu âm vùng chậu được các bác sĩ sử dụng để kiểm tra các cơ quan sinh dục bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo. Nhiều chị em khi mang thai lần đầu không biết tới biện pháp này, hãy cùng Finizz tìm hiểu về phương pháp siêu âm này nhé.

Sản phụ khoa

- 01/03/2018

Ngoi thai 1408415171764

Siêu âm thai vào vào tuần 12 là mọt mốc rất quan trong trong giai đoạn thai kì của các chị em phụ nữ. Vậy vì sao siêu âm thai tuần 12 lại quan trọng như thế, thai 12 tuần cần làm những xét nghiệm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Sản phụ khoa

- 01/03/2018

Avatar

Bạn đang nghi ngờ rằng mình đang mang thai. Bạn muốn kiểm tra xem liệu có đúng như vậy không nhưng không biết nên làm xét nghiệm gì để biết có thai? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Sản phụ khoa

- 01/03/2018

T i xu ng  1

Thông thường tại thành phố TP.HCM các chị em khi mang thai đều đến các bệnh viện lớn để thăm khám trong đó có bệnh viện Từ Dũ. Việc đặt lịch khám qua tổng đài giúp các chị em tiết kiệm thời gian hơn và không phải chờ đợi khi đi khám thai. Ngay sau đây là tổng đài bệnh viện Từ Dũ dành cho các chị em.

Sản phụ khoa

- 28/02/2018