Những biểu hiện mà bạn nên đi xét nghiệm thai ngoài tử cung:
- Chảy máu âm đạo bất thường: Đây là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của mang thai ngoài tử cung. Việc ra máu chút ít ở vùng kín đôi khi chị em không để ý hoặc nhầm tưởng là dấu hiệu có thai chứ không nghĩ là cảnh báo sảy thai hay mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên khi ống dẫn trứng bị vỡ, bạn sẽ bị xuất huyết âm đạo ồ ạt. Đây là biểu hiện rất nguy hiểm vì vậy khi phát hiện chảy máu âm đạo bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
- Nồng độ HCG trong máu giảm dần: Nếu bạn có thai kì bình thường, lượng HCG sẽ tăng dần theo tuổi thai nhưng nếu qua dụng cụ thử thai lại thấy mức đô HCG tăng chậm hoặc đứng yên. Đây lý do vì sao một số chị em cảm nhận bản thân có dấu hiệu mang thai nhưng thử thai lại không thấy 2 vạch.
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
- Đau bụng dữ dội một bên: Chị em táo bón ngay khi mới mang thai, cảm thấy bụng khó chịu rồi đau bụng dữ dội một bên kèm theo chảy máu âm đạo cần nghĩ tới dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.
Khi có những dấu hiệu trên và nghi ngờ bản thân mang thai ngoài tử cung thì chị em nên đi xét nghiệm thai ngoài tử cung ngay nhé. Phương pháp phổ biến thường áp dụng là thử máu xét nghiệm thai sớm.
Siêu âm thai ngoài tử cung - Vậy thử máu xét nghiệm thai như thế nào?
Bạn cần làm qua xét nghiệm β HCG và Progesterone:
- β HCG là một glucoprotein có trọng lượng 36.700 dalton trong đó 70% là polypeptid còn lại 30% là carbonhydrat đây là phần có hoạt tính sinh học chủ yếu. HCG là một xét nghiệm cơ bản nhất để chẩn đoán thai. Tuy nhiên LH và HCG khác nhau về chuỗi β nên khi định lượng β HCG sẽ phán ánh chính xác nồng độ HCG trong máu.
Trong thai ngoài tử cung, nồng độ β HCG rất dao động. Mặc dù thai ngoài tử cung thường được ghi nhận với nồng độ β HCG < 15 mUI/ml nhưng thực tế đây là một nồng độ bất thường phản ánh thai đã thoái hóa vì nồng độ β HCG liên quan trực tiếp đến khối hợp bào lá nuôi. Tốc độ tăng của nồng độ β HCG chưa đủ để loại trừ chẩn đoán thai ngoài tử cung. Cần phải theo dõi tiếp sau mỗi 24 – 48h.
- Progesterone: là một hormone steroid có trọng lượng phân tử là 515.3 dalton. Progesterone huyết thanh thể hiện khả năng tồn tại của hoàng thể. Nồng độ Progesterone tăng dần và ít thay đổi trong 8-10 tuần đầu của thai kỳ.
Lấy máu xét nghiệm thai sớm
Nồng độ Progesterone khởi đầu < 5ng/ml có thể giúp chẩn đoán phân biệt giữa thai ngoài tử cung và trong tử cung ở tuổi thai 4 tuần với độ đặc hiệu và độ nhạy là 100%. Tương tự ở tuổi thai 5 tuần nồng độ Progesterone <10 ng/ml, ở tuổi thai 6 tuần nồng độ Progesterone <20ng/ml nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu giảm xuống. Khi nồng độ Progesterone >25 ng/ml thì cho phép chẩn đoán thai bình thường lên đến 98%. Xác suất bệnh nhân thai ngoài tử cung chỉ khoảng 1.5%.
Nhiều chị em thắc mắc rằng xét nghiệm máu có biết thai ngoài tử cung hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, điều cần làm là chị em nên tìm một địa chỉ uy tín để tiến hành xét nghiệm máu.
Có nhiều siêu âm thai khác nhau thường được tiến hành để xác định dị tật thai nhi ngoài siêu âm thai ngoài tử cung như siêu âm thai mũi tẹt, siêu âm thai nằm nghiêng,…
- Đo chiều dài xương mũi của thai nhi là một trong những xét nghiệm mà mẹ bầu cần phải làm nhất trong quá trình mang thai và trước sinh nở. Đây còn được gọi là xét nghiệm bất sản xương mũi. Bất thường xương mũi thai nhi, là dấu hiệu mô tả hiện tượng không thấy xương mũi thai nhi khi làm xét nghiệm khám thai ở mẹ bầu. Điều này cho thấy thai nhi có khả năng mắc phải hội chứng Down. Xương mũi càng ngắn nguy cơ bé mắc phải hội chứng Down càng cao.
Tùy vào từng độ tuổi của thai nhi mà sẽ cho kết quả chiều dài xương mũi khác nhau. Chẳng hạn, khi thai nhi được 20 tuần tuổi, số đo chiều dài xương mũi từ 4.5mm trở lên là bình thường. Chiều dài xương mũi ngắn < 3,5mm ở tuổi thai 22 tuần, thì có nguy cơ hội chứng Down cao.
- Vị trí của thai nhi luôn thay đổi torng 30 tuần đầu, tuần 32-34: Bắt đầu ổn định vị trí
Bắt đầu từ tuần thứ 31, thai nhi bắt đầu đổi ngôi thai. Mẹ có thể cảm nhận được đầu thai nằm ở bụng dưới, bên dưới rốn vì chân bé thường đạp liên tục ở bụng phía trên. Tuy nhiên, lúc này đầu thai nhi có thể chưa đủ độ cứng để có thể xác định được chính xác.
Ở tuần thứ 32-34, tới lịch khám thai định kỳ, bác sĩ có thể sẽ khám thăm dò phần bụng để xác định vị trí nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này có thể thay đổi rất nhiều lần cho tới khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ
Tuần 34-36: Bé yêu sẵn sàng chào đời
Từ tuần thai thứ 34 trở đi, bộ não phát triển nhanh đến mức chu vi vòng đầu của bé tăng khoảng 2,5cm mỗi tuần. Nếu ngôi thai được phát hiện ở tuần 37 là ngôi mông hoặc ngôi ngang thì khả năng đầu thai nằm quay xuống ít xảy hơn. Mẹ sẽ được khuyên chuẩn bị tâm lý sinh mổ để đảm bảo mẹ tròn con vuông.
Siêu âm thai ngôi đầu là gì?
Thai ngôi đầu được xem là ngôi thai thuận lợi nhất cho việc sinh nở vì ở vị trí này, đầu thai nhi hướng về âm hộ của mẹ, mông thai nhi hướng về ngực mẹ, giúp bé dễ dàng “chui ra” hơn. Tuy nhiên, việc sinh thường ở ngôi thai này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như trọng lượng thai nhi, khung xương chậu của mẹ không quá hẹp….
Siêu âm thai ngôi đầu là gì?
Với ngôi thai đầu, vị trí của bé con được chia thành 3 dạng nữa:
– Ngôi chỏm là lúc đầu bé cúi nhiều nhất.
– Ngôi thóp trước hay ngôi trán là lúc bé ngửa đầu nhiều.
– Ngôi mặt là lúc ngửa nhiều nhất, đưa toàn bộ mặt ra trước.
Đa số các trường hợp sinh thường theo ngôi thai đầu đều là ngôi chỏm. Khi siêu âm thai ngôi đầu bác sĩ sẽ dễ dàng đánh giá được liệu phần đầu có thoát ra dễ dàng hay không, từ đó có quyết định sớm nên sinh thường hay sinh mổ.
Hi vọng với những thông tin trên về siêu âm thai ngoài tử cung, siêu âm thai ngôi đầu, xét nghiệm thai sớm, xét nghiệm thai ngoài tử cung,… sẽ giúp các chị em trang bị cho mình kiến thức kĩ hơn để có một tinh thần thoải mái và một thai kì khỏe mạnh.