Hướng dẫn đọc các chỉ số siêu âm thai cho mẹ

Tác giả: Tín Nguyễn. Ngày đăng: 27-02-2018

Cầm kết quả siêu âm thai hàng tháng trên tay nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết đọc những chỉ số siêu âm thai. Vậy làm thế nào để mẹ đọc được các thông số này? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ cách đọc các chỉ số siêu âm thai nhé. Để mẹ hiểu hơn về thai nhi của mình.

Hầu hết các chỉ số siêu âm thai đều là từ tiếng Anh, những gì mẹ nhìn thấy trên phim siêu âm hay các kết quả siêu âm là từ viết tắt của các chỉ số này. Khi các mẹ siêu âm thai có rất nhiều chỉ số khác nhau nhưng để đánh giá được sự phát triển của thai nhi, mẹ chỉ nên lưu ý tới các chỉ số quan trọng. Đây là các ký hiệu chỉ số siêu âm thai quan trọng của thai nhi:

GSD = Gestinational sac diameter (đường kính túi thai)

AC = Abdominal circumference (chu vi bụng)

CRL = Crown-rump length (chiều dài đầu-mông)

HC = Head circumference (chu vi đầu)

BPD = Biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh)

EFW = Estimated Fetal Weight (Cân nặng thai nhi)

FL = Femur length (chiều dài xương đùi)

Các chỉ số siêu âm thai quan trọng thường được hiển thị ngay trên phim siêu âm

Không chỉ lưu ý đến các chỉ số siêu âm thai. Các mẹ nên lưa ý đến các thuật ngữ liên quan khác trong quá trình siêu âm thai:

LMP : last menstrual period (giai đoạn kinh nguyệt cuối)

BBT : basal Body Temperature (nhiệt độ cơ thể cơ sở)

FBP : fetus biophysical profile (sơ lược tình trạng lý sinh của thai)

FG : fetal growth (sự phát triển thai)

OB/GYN : obstetrics/gyneacology (sản/phụ khoa)

FHR : fetal heart rate (nhịp tim thai)

FM : fetal movement (sự di chuyển của thai)

FBM : fetal breathing movement (sư dịch chuyển hô hấp)

FT : fetal tensionPL : placenta level (đánh giá mức độ nhau thai)

Các thuật ngữ cần thiết khác khi siêu âm thai:

HBSAg: Xét nghiệm về viêm gan.

AFP: Alpha FetoProtein.

Alb: Albumin (một protein) trong nước tiểu.

HA: Huyết áp.

Ngôi mông: Đít em bé ở dưới.

Ngôi đầu: Em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).

MLT: Mổ lấy con.

Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu.

DS: Dự kiến ngày sinh.

Fe: Kê toa viên sắt bổ sung.

TT:Tim thai.

TT(+): Tim thai nghe thấy.

TT(-): Tim thai không nghe thấy.

BCTC: Chiều cao tử cung.

Hb: Mức Haemoglobin trong máu (để kiểm tra xem có thiếu máu không).

HAcao: Huyết áp cao.

KC: Kỳ kinh cuối.

MNT: Mẫu nước tiểu lấy phần giữa (của một lần đi tiểu).

NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu.

KL: Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu.

Phù: Phù (sưng).

Para 0000: Người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so).

TSG: Tiền sản giật.

Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, sau thế nào.

NC: Nhẹ cân lúc lọt lòng.

TK: Tái khám.

NV: Nhập viện.

SA: Siêu âm.

KAĐ: Khám âm đạo.

VDRL: Thử nghiệm tìm giang mai.

HIV(-): Xét nghiệm AIDS âm tính.

Bên cạnh đó trong bảng chỉ số siêu âm thai còn có những chữ viết tắt được dùng để mô tả tư thế nằm của em bé trong tử cung. Đây là một số tư thế:

CCPT: Xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.

CCTT: Xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.

CCPS: Xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau.

CCTS: Xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau.

Chỉ số siêu âm thai cho bạn biết được thai nhi có đang phát triển hay không. Đồng thời cũng phản ảnh những bất thường mà em bé trong bụng mẹ có thể gặp phải. Vì vậy mẹ nên lưu ý đến các chỉ số siêu âm thai này. Ngoài ra để thai phát triển tốt và duy trì các chỉ số siêu âm thai bình thường. Mẹ nhớ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước và không quên vận động nhé. Khi mẹ khỏe mạnh, con sẽ có được điều kiện lý tưởng nhất để phát triển.

 

 

 

Cùng chuyên mục

74

Bạn đang thắc mắc chi phí khám phụ khoa tại bệnh viện Hùng Vương là bao nhiêu. Finizz sẽ giới thiệu đến bạn bảng giá khám phụ khoa thông tin về giá xét nghiệm, khám bệnh, chi phí sanh thường, sanh mổ & sanh dịch vụ tại bệnh viện Hùng Vương tphcm đầy đủ & chính xác nhất.

Sản phụ khoa

- 27/02/2018

Xet nghiem mau

Nhiều chị em hay thắc mắc uống thuốc tránh thai có xét nghiệm máu được không? Nhiều người trước khi đi xét nghiệm máu vẫn uống thuốc theo thói quen. Kỹ thuật viên xét nghiệm Y học cảnh báo việc dùng thuốc như vậy có thể làm kết quả bị sai lệch.

Sản phụ khoa

- 26/02/2018

4 xet nghiem va sieu am quan trong nhat khi mang thai 3 thang dau can chu y

Để thực hiện thiên chức làm mẹ thì các bà mẹ cần phải biết rõ mình mang thai từ khi nào bằng cách theo dõi sự thay đổi của bản thân hoặc thử thai tại nhà, trong đó có phương pháp xét nghiệm máu sẽ cho kết quả chính xác và sớm nhất. Nếu bạn không biết xét nghiệm thai sớm ở đâu tại TP.HCM thì theo ...

Sản phụ khoa

- 26/02/2018

69

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên chú ý lịch khám thai định kỳ. Bên cạnh đó chú ý đến chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập hợp lý. Việc này giúp mẹ tránh những bất trắc đáng tiếc xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và em bé trong bụng.

Sản phụ khoa

- 26/02/2018

Bcq2eq.max 800x800

Nhiều chị em khi lần đầu mang thai thường chưa hiểu rõ những cách để theo dõi sức khỏe của mình cũng như thai nhi sao cho tốt nhất. Xét nghiệm máu khi mang thai là biện pháp áp dụng phổ biến hiện nay đối với các bà mẹ, vậy xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì và có cần thiết hay không? Chúng ta...

Sản phụ khoa

- 26/02/2018