Những điều cần biết về xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi

Tác giả: Kim Anh Nguyen. Ngày đăng: 28-02-2018

Theo thống kê hiện nay có khoảng 2 – 3% trẻ sinh ra đời mang các dị tật bẩm sinh, vì vậy mẹ bầu cần xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi, thực hiện các hoạt động sàng lọc và chẩn đoán cần thiết khi mang thai. Nếu chị em nào chưa biết cụ thể về xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi thì hãy tham khảo những thông tin sau đây nhé.

Vì sao phải xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi?

Xét nghiệm sàng lọc khi mang thai là biện pháp quan trọng nhằm đánh giá rủi ro, phát hiện sớm các biến chứng thai kỳ thường gặp, cũng như chẩn đoán sớm và đầy đủ những dị tật bẩm sinh của thai nhi, nhằm có một kế hoạch sinh con ra đời an toàn và điều trị sơ sinh kịp thời cho những khiếm khuyết bẩm sinh ở thai nhi.

Vì sao phải xét nghiệm sàng lọc khi mang thai?

Vì sao phải xét nghiệm sàng lọc khi mang thai?

 

Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy?

Thời gian vàng để làm xét nghiệm sàng lọc thai trước khi sinh đối với xét nghiệm Double test (xét nghiệm đánh giá một số nguy cơ mắc hội chứng Down) là ở thời điểm thai kỳ từ 11 -13 tuần 6 ngày; còn ở tuần thứ 17 của thai kỳ thì xét nghiệm Triple test (xét nghiệm nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh).

Siêu âm thường được thực hiện từ tuần 11-13 để đánh giá sự hiện diện của xương mũi cũng như đo khoảng sáng sau gáy thai nhi (thường gọi là độ mờ da gáy). Ngoài ra, ở thời điểm thai 20 - 22 tuần, thai phụ được siêu âm 4 chiều để khảo sát đầy đủ hình thái bên ngoài cũng như cấu trúc các cơ quan quan trọng trong cơ thể.

 

Xét nghiệm sàng lọc thai ở tuần thứ mấy?

Xét nghiệm sàng lọc thai ở tuần thứ mấy?

 

Khi kết quả nguy cơ cao thì sản phụ được tư vấn làm thủ thuật sinh thiết gai nhau (ở tuổi thai từ 11-13 tuần) hoặc chọc ối (tuổi thai từ 16-18 tuần). Trước khi thực hiện, thai phụ ăn sáng, đo điện tim, làm một số xét nghiệm cần thiết trước khi làm thủ thuật như: công thức máu, nhóm máu ABO, Rh, đông cầm máu, viêm gan siêu vi B, HIV...

Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi hết bao nhiêu tiền?

- Giá xét nghiệm sàng lọc thai trung bình tại các phòng khám tư nhân và bệnh viện công là 500.000đ/lần xét nghiệm.

- Giá xét nghiệm sàng lọc thai nhi tại các phòng khám tư nhân cao nhất là 500.000đ/lần, tại các bệnh viện công khoảng 400.000đ/lần & ở các bệnh viện sản quốc tế thường cao hơn, với giá xét nghiệm Double Test này là 1.000.000đ/lần.

Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi ở đâu tại TP.HCM?

Xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi có thể thực hiện tại bác bệnh viện lớn, các phòng khám uy tín:

Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh

Giờ: Mở cả ngày

Điện thoại: 028 5404 2829

Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn

Địa chỉ: 63 Bùi Thị Xuân, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh 700000

Giờ: Mở cả ngày

Điện thoại: 089 990 92 68

Bệnh viện Hùng Vương

Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, Ho Chi Minh City, Phường 12 Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh

Giờ: Mở ⋅ Đóng 21:00

Điện thoại: 028 3864 2750

Bệnh viện phụ sản Mêkông

Địa chỉ: 243 - 243A - 243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Tân Bình, Hồ Chí Minh

Giờ: Mở ⋅ Đóng 17:00 ⋅ Mở lại 17:20

Điện thoại: 838442986

Xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi có nhịn ăn không?

 Không như xét nghiệm máu cho bà mẹ mang thai, với loại xét nghiệm này các mẹ có thể ăn uống bình thường vì các chỉ sốt XN không phụ thuộc vào việc có ăn hay không.

 

Xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi

Xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi

 

Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm sáng lọc thai?

Không làm xét nghiệm trước 11 tuần, từ 14 tuần đến 14 tuần 6 ngày và sau 22 tuần. Vì nếu trước 11 tuần thai nhi còn quá nhỏ kết quả không chính xác.

Trong khoảng từ 14 tuần đến 14 tuần 6 ngày thì đang là giai đoạn chuyển giao kết quả định lượng các chất thai nhi tiết vào trong máu mẹ không phù hợp để tính toán nguy cơ dị tật. Trên 22 tuần thì thai đã quá lớn, khi đó nếu làm xét nghiệm thì chẳng may có nguy cơ cao bạn cũng không thể xử lý được gì vì vậy các chị em nên lưu ý kĩ về thời gian đi xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi nhé.

Cùng chuyên mục

Timthumb

Mỏ vịt là dụng cụ y khoa giống mỏ con vịt dùng khám âm đạo phụ nữ. Hiện nay ở đa số các bệnh viện, mỏ vịt bằng kim loại được thay thế bằng mỏ vịt có chất liệu nhựa PS nguyên sinh. Vậy dụng cụ mỏ vịt khám phụ khoa có đau không? Finizz sẽ trả lời thắc mắc của các chị em ngay sau đây.

Sản phụ khoa

- 10/03/2018

Ob 209b2b cham kinh nguyet co phai co thai khong

Trễ kinh là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho biết rằng bạn có thể đã mang thai. Vậy trễ kinh bao lâu thì nên đi khám thai đó là thắc mắc của nhiều chị em khi lần đầu mang thai? Ngay sau đây Finizz sẽ cung cấp cho bạn những thông tin xung quanh vấn đề này nhé.

Sản phụ khoa

- 10/03/2018

21

Thống kê cho thấy chị em phụ nữ sẽ có ít nhất một lần trong đời gặp phải các bệnh phụ khoa. Mặc dù điều kiện sống tốt nhưng do thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe giới tính. Sau đây là thông tin về các phòng khám phụ khoa quận 1, tphcm uy tín cho chị em đến khám.

Sản phụ khoa

- 08/03/2018

11

Bạn có biết niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng đều ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. Vì vậy để chuẩn bị cho quá trình mang thai các chị em nên đi siêu âm niêm mạc tử cung. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về siêu âm niêm mạc tử cung.

Sản phụ khoa

- 08/03/2018

Mang thai 3 thang cuoi can kieng gi suckhoenhivn1 1558

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đạt được tốc độ phát triển nhanh nhất. Để không bỏ lỡ bất kỳ mốc quan trọng nào, các mẹ cần tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối để đảm bảo bé yêu sinh ra được khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Sản phụ khoa

- 08/03/2018