Siêu âm niêm mạc tử cung nỗi lo của nhiều chị em

Tác giả: Hà Nguyễn Việt. Ngày đăng: 08-03-2018

Bạn có biết niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng đều ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. Vì vậy để chuẩn bị cho quá trình mang thai các chị em nên đi siêu âm niêm mạc tử cung. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về siêu âm niêm mạc tử cung.

Niêm mạc tử cung là gì?

siêu âm niêm mạc tử cung

Để giải đáp câu hỏi: Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là bình thường? thì đầu tiên chúng tôi sẽ giúp bản hiểu được bản chất niêm mạc tử cung ở nữ giới là gì?

Niêm mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, thường bong ra khi đến thời kỳ hành kinh và được tái tạo khi sạch kinh. Niêm mạc tử cung được cấu tạo bởi 2 thành phần: Tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm gồm hai lớp:

Lớp nội mạc căn bản mỏng, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, mang phần đáy của các ống tuyến.

Lớp nội mạc tuyến hoạt động chịu nhiều biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt và độ dày mỏng của lớp này sẽ thay đổi theo từng giai đoạn: giai đoạn sạch kinh từ 2 đến 3 ngày, giai đoạn rụng trứng và giai đoạn chuẩn bị hành kinh.

 

Nguyên nhân khiến niêm mạc tử cung dày ?

Niêm mạc tử cung dày hay còn gọi là tăng sinh niêm mạc tử cung thường do rối loạn nội tiết tố (thiếu hụt progesterone) gây ra. Hiện tượng này thường gây tình trạng rong kinh (vì niêm mạc tử cung dày và gây chảy máu nhưng không đủ chất hóc môn để cầm máu, do đó tình trạng chảy máu dây dưa, kéo dài). Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể gây ra tình trạng vô kinh (thứ phát) kéo dài, do hoàng thể (vỏ trứng còn lại sau khi đã phóng noãn) không bị thoái hoá, vẫn sản sinh hóc môn sinh dục hoặc do buồng trứng và các tuyến nội tiết khác hoạt động “bất thường” làm cho niêm mạc tử cung cứ dày lên, không chịu bong ra (mà không phải do có thai).

 

Siêu âm niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là bình thường?

siêu âm niêm mạc tử cung

Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là bình thường? là vấn đề lo lắng của rất nhiều chị em. Bởi độ dày của lớp niêm mạc là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mang thai thành công của các chị em. Khi lớp niêm mạc bị quá mỏng hay bất thường sẽ gây xảy thai, sinh non, thậm chí vô sinh hiếm muộn.

Nếu bạn siêu âm niêm mạc tử cung lớn hơn 20mm thì được xếp vào tình trạng niêm mạc tử cung dày, hay tăng sinh niêm mạc tử cung. Niêm mạc tử cung dày là một trong những nguyên nhân gây khó thụ thai, cặp vợ chồng nào muốn có con nhanh thì cần lưu ý điều này.

Niêm mạc tử cung dày là do sự tăng sinh các tuyến với kích thước và hình dạng không đều kèm theo sự tăng tỷ lệ trên tuyến mô đến so với niêm mạc tử cung ở giai đoạn phát triển (thường vào giai đoạn nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt).

 

Siêu âm niêm mạc tử cung dày có thai được không?

Từ những thông tin chia sẻ ở trên chắc hẳn bạn đọc đã giải đáp được cho mình câu hỏi: Vậy liệu niêm mạc tử cung dày có thể có thai được không? Niêm mạc tử cung dày là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình mang thai của bạn vì hiện tượng này làm cân bằng hormone của niêm mạc tử cung và gây ra tình trạng rối loạn nội tiết như rong kinh, vô kinh thứ phát kéo dài.

Khi đi siêu âm thấy niêm mạc tử cung dày cũng có thể chỉ là triệu chứng của một tình trạng khác tiềm ẩn như buồng trứng đa năng, rối loạn phóng noãn khiến bạn chậm có con.

Niêm mạc tử cung dày được điều trị bằng hormone để thiết lập sự cân bằng estrogen – progesterone trong cơ thể, nhờ đó gia tăng khả năng thụ thai ở người phụ nữ. Chị em có thể kết hợp tính ngày rụng trứng qua các biện pháp:

Khi trứng rụng sẽ thấy bụng dưới hơi căng, nặng tức.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt đều hoặc bạn biết ngày hành kinh thì lấy ngày hành kinh trừ lùi 14 ngày – trước sau thời điểm đó là ngày rụng trứng.

Ham muốn tình dục cao nhất.

Buổi sáng khi ngủ dậy kiểm tra dịch ở âm hộ. dịch trong hoặc hơi đục, kéo dài 1cm – 1.5cm, không đứt.

Theo dõi nhiệt độ mỗi ngày một lần, khi ngủ dậy lấy nhiệt độ trong miệng ngay, ngày rụng trứng và nhiệt độ sẽ chênh nhau khoảng 1 độ C.

Siêu âm theo dõi sự phát triển của trứng, trứng có thể đạt kích thước 15 – 20mm là phóng noãn – vỏ trứng vỡ ra và nhân tế bào thoát ra ngoài di chuyển vào vòi trứng gặp tinh trùng thì thụ thai.

 

Siêu âm niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?

Như vậy độ dày của niêm mạc tử cung hoàn hảo nhất để trứng được thụ tinh có thể làm tổ và phát triển thành thai nhi khỏe mạnh là 8-10mm, tương ứng với thời kỳ phát triển của nội mạc trong chu kỳ kinh nguyệt. Đến trước khi có kinh lớp nội mạc từ cung sẽ dày khoảng 12-14mm. Như vậy, nếu mẹ chấm dứt hành kinh trong tháng và lớp nội mạc tử cung nằm trong khoảng 8-14mm kể cả sau ngày hành kinh thì đây là dấu hiệu cho thấy mẹ đã thụ thai.

Với những thông tin trên đây hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi về siêu âm niêm mạc tử cung nhé.

 

 

 

Cùng chuyên mục

3. san.

Bệnh lý sản phụ khoa luôn là điều thầm kín và khó chia sẻ cùng ai, thế đâu là bác sĩ sản phụ khoa giỏi ở Tân Phú, dưới đây là danh sách gợi ý các phòng khám sản phụ khoa quận Tân Phú để chị em cùng tham khảo nhé

Sản phụ khoa

- 30/06/2021

28

Việc quản lý thai kỳ sẽ trở nên an tâm hơn với các thai phụ khi được thăm khám cùng các bác sĩ khám thai giỏi ở tphcm. Dưới đây là danh các bác sĩ sản phụ khoa siêu âm dị tật thai giỏi ở tphcm để các mẹ bầu tham khảo nhé.

Sản phụ khoa

- 10/04/2020

63

Sau đây Finizz cung cấp cho các chị em những bác sĩ phụ khoa giỏi. Để các chị em nào thắc mắc khám phụ khoa ở đâu tại tphcm có thể tìm đến khám. Đây là những bác sĩ chuyên khoa giỏi sản phụ khoa nhiều năm kinh nghiệm.

Sản phụ khoa

- 10/04/2020

60

Siêu âm thai ở đâu tốt. Nên siêu âm thai 12 tuần ở đâu tốt. Nhiều chị em thường hay hỏi nhau để tìm đến những bác sĩ uy tín. Sau đây Finizz xin tổng hợp 5 bác sĩ siêu âm thai giỏi tại tphcm được nhiều chị em lựa chọn.

Sản phụ khoa

- 10/04/2020

9

Bạn muốn tìm phòng khám thai ở quận 7 ? Xem ngay danh sách 6 phòng khám thai ở quận 7 nổi tiếng để tìm được địa chỉ khám thai và phụ khoa với mình. Và hỏi đáp trực tuyến với bác sĩ để được giải đáp, tư vấn tận tình.

Sản phụ khoa

- 10/04/2020