Xét nghiệm ferritin khi mang thai để làm gì ?

Tác giả: Tiep Hoangkim. Ngày đăng: 07-03-2018

Bệnh thiếu máu thiếu sắt rất thường gắp ở phụ nữ mang thai. Chính vì vậy cần làm xét nghiệm ferritin khi mang thai là rất quan trọng. Để hiểu rõ hơn về xét nghiệm ferritin hay xét nghiệm chuẩn đoán bệnh thiếu máu thiếu sắt, các mẹ không nên bỏ qua bài viết sau.

Xét nghiệm ferritin là gì?

Ferritin là một tế bào protein trong máu có chứa chất sắt. Xét nghiệm ferritin là một xét nghiệm đo lượng protein trong máu nhằm chẩn đoán quá trình sản sinh protein Ferritin. Thường được áp dụng cho các bệnh về gan, tiểu đường, cường giáp, ung thư và các tình trạng viêm khác.

Đi xét nghiệm ferritin khi mang thai sẽ giúp bác sĩ hiểu lượng sắt cơ thể được lưu trữ được bao nhiêu.

Nếu thử nghiệm ferritin cho thấy mức độ ferritin trong máu thấp hơn bình thường, nó cho thấy dự trữ sắt của cơ thể thấp và có thiếu sắt.

Nếu kiểm tra ferritin cho thấy cao hơn mức bình thường, nó có thể chỉ ra rằng có một điều kiện gây ra cho cơ thể để lưu trữ quá nhiều chất sắt. Nó cũng có thể chỉ điểm đến bệnh gan, viêm khớp dạng thấp, tình trạng viêm khác hoặc cường giáp. Một số loại ung thư cũng có thể gây ra mức độ ferritin trong máu cao.

Khi nào thì làm xét nghiệm ferritin khi mang thai ?

Đây là loại xét nghiệm được yêu cầu khi bệnh nhân bị nghi ngờ thiếu máu thiếu sắt hay là thừa sắt. Khi đó phụ nữ mang thai sẽ có những biểu hiện như: cơ thể bị mệt mỏi; người ốm yếu xanh xao; thường xuyên bị nhức đầu chóng mặt...

Hoặc khi các mẹ có những triệu chứng của bệnh viêm cơ-khớp; trong người luôn khó chịu, không có tinh thần,... cũng có thể được chỉ định làm xét nghiệm ferritin, vì khi đó nguy cơ mức ferritin trong máu của bạn đang ở tình trạng cao.

Chỉ số kết quả xét nghiệm ferritin khi mang thai  

Phạm vi bình thường cho ferritin trong máu

Đối với phụ nữ, từ 11 đến 307 nanogram mỗi ml (đơn vị tiêu chuẩn) hoặc 11 đến 307 microgram mỗi lít (đơn vị quốc tế).

Thấp hơn so với kết quả bình thường

Đối với các bà mẹ khi làm xét nghiệm ferritin khi mang thai mà kết quả thấp hơn so với mức bình thường thì sẽ gặp những nguy cơ sau:

  • Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở thai phụ cao.

Thiếu sắt góp phần gây ra bệnh tật cho thai phụ bằng cách làm giảm chức năng hệ miễn dịch, gia tăng tính nhạy cảm và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, khiến khả năng và hiệu suất làm việc kém, gây rối loạn nhận thức và cảm xúc sau sinh.

Không có nghiên cứu nào chỉ ra nồng độ Hb dưới chuẩn bao nhiêu sẽ làm gia tăng tỷ lệ tử vong, nhưng theo kinh nghiệm, nếu nồng độ Hb dưới 8.9g/dl sẽ có thể gây tử vong. Dù mức này đã được xem là rất cao. Tuy nhiên, thiếu máu nặng có thể do rất nhiều nguyên nhân và không hề cho thấy tác động trực tiếp rõ ràng với cơ thể.

  • Ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh

Nhờ sự tăng bài xuất của protein vận chuyển sắt ở nhau thai, thai nhi được bảo vệ một cách tương đối khỏi những tác động của tình trạng thiếu sắt, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng nếu mẹ bị suy giảm sắt sẽ làm tăng nguy cơ thiếu sắt trong 3 tháng đầu đời của trẻ bởi một loạt các cơ chế. Các nghiên cứu mô tả rất kĩ những trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt thường sẽ bị suy giảm trí tuệ hoặc khả năng phát triển trí tuệ, hành vi tình cảm xã hội và dễ mắc các bệnh khởi phát khi trưởng thành sau này, mặc dù đây là một vấn đề vẫn còn gây tranh cãi.

  • Ảnh hưởng khi sinh con

Có một số bằng chứng cho thấy nếu người mẹ bị thiếu sắt thì sẽ dễ sinh non, sinh con nhẹ cân, có thể bong nhau thai và tăng mất máu trong chuyển dạ. Tuy nhiên, cần có những  nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của tình trạng thiếu sắt, độc lập với các yếu tố gây nhiễu, để thiết lập một mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và chất lượng của thai kì và thai nhi.

Cao hơn so với kết quả bình thường

Việc thừa sắt khi tiến hành xét nghiệm ferritin khi mang thai có thể làm tăng nồng độ sắt tự do trong máu thai nhi, tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ. Điều này gây cản trở quá trình tạo máu bình thường của thai nhi, dẫn đến tình trạng bị sinh non, thiếu cân...

Trong trường hợp của bạn đang có thai 11 tuần có ferritin tăng nên bạn cần đi khám chuyên khoa huyết học để tìm nguyên nhân ứ sắt khác như : bệnh thiếu máu tan máu, bệnh rối loạn chuyển hóa sắt.... để được tư vấn cụ thể theo nguyên nhân.

 

 

 

 

Cùng chuyên mục

V4 728px recover from an ectopic pregnancy step 1 version 2

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng được thụ tinh ở một vị trí không phải là tử cung, ví dụ như ống dẫn trứng. Mang thai ngoài tử cung có thể biến chứng thành một tình trạng nguy kịch nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị. Vì vậy, việc xác định được các triệu chứng thường gặp cũng như ...

Sản phụ khoa

- 03/03/2018

Sieu am dau do co anh huong gi khong

Siêu âm đầu dò âm đạo là loại siêu âm vùng chậu được các bác sĩ sử dụng để kiểm tra các cơ quan sinh dục bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo. Nhiều chị em khi mang thai lần đầu không biết tới biện pháp này, hãy cùng Finizz tìm hiểu về phương pháp siêu âm này nhé.

Sản phụ khoa

- 01/03/2018

Ngoi thai 1408415171764

Siêu âm thai vào vào tuần 12 là mọt mốc rất quan trong trong giai đoạn thai kì của các chị em phụ nữ. Vậy vì sao siêu âm thai tuần 12 lại quan trọng như thế, thai 12 tuần cần làm những xét nghiệm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Sản phụ khoa

- 01/03/2018

Avatar

Bạn đang nghi ngờ rằng mình đang mang thai. Bạn muốn kiểm tra xem liệu có đúng như vậy không nhưng không biết nên làm xét nghiệm gì để biết có thai? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Sản phụ khoa

- 01/03/2018

T i xu ng  1

Thông thường tại thành phố TP.HCM các chị em khi mang thai đều đến các bệnh viện lớn để thăm khám trong đó có bệnh viện Từ Dũ. Việc đặt lịch khám qua tổng đài giúp các chị em tiết kiệm thời gian hơn và không phải chờ đợi khi đi khám thai. Ngay sau đây là tổng đài bệnh viện Từ Dũ dành cho các chị em.

Sản phụ khoa

- 28/02/2018