Mách mẹ bầu cách đọc các chỉ số siêu âm thai

Tác giả: Duy Quang Nguyễn. Ngày đăng: 20-03-2018

Sau mỗi lần siêu âm thai, liệu mẹ bầu có biết cách đọc các chỉ số siêu âm thai trên tờ giấy kết quả?

Các chỉ số siêu âm thai đóng một vai trò vô cùng quan trọng, bởi lẽ chúng cho phép các bác sĩ sản khoa biết được tình hình phát triển của thai nhi từ khi chỉ bằng một hạt vừng cho đến khi trở thành một em bé đáng yêu sắp sửa chào đời. Đây cũng là cơ sở để bác sĩ để kịp thời xử lí những bất thường mà bé yêu trong bụng mẹ có thể gặp phải.

Các chỉ số siêu âm thai đóng một vai trò vô cùng quan trọng

Các chỉ số siêu âm thai đóng một vai trò vô cùng quan trọng

Trong 9 tháng bụng mang dạ chữa, mẹ bầu thường được chỉ định đến các cơ sở y tế để khám thai đều đặn hàng tháng hoặc ở những mốc quan trọng như 12 tuần, 22 tuần hay 32 tuần. Mỗi lần khám, các bác sĩ có thể sẽ thực hiện siêu âm thai để đo chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài đầu – mông, cũng như trọng lượng bào thai, chỉ số nước ối,... Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng biết những ký hiệu trên tờ kết quả siêu âm đó, bởi lẽ đó là những ký hiệu viết tắt của những chỉ số khác nhau. 

Nay, Finizz sẽ mách mẹ bầu cách đọc các chỉ số siêu âm thai để mẹ có thể theo dấu một cách toàn diện và dễ dàng nhịp độ phát triển của bé yêu.

Dưới đây là những chỉ số siêu âm thai phổ biến nhất mà mẹ bầu cần biết:

- GS (Gestational sac): Túi thai

- YS (Yolk Sac): Phôi thai

- BPD (Biparietal Diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.

- CRL (Crown Rump Length): Chiều dài từ đầu mông.

 - FL (Femur length): Chiều dài xương đùi

- HC (Head circumference): Chu vi đầu

- AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng

- FP (Fetal Pole): Cực bào thai (bức tường dày bao quanh thai nhi – thường được đo ở những tuần đầu thai kỳ)

- EFW (Estimated fetal Weight): Cân nặng thai nhi

Các chỉ số siêu âm thai phổ biến

Các chỉ số siêu âm thai phổ biến

Và đây là bảng chỉ số siêu âm thai theo từng tuần: 

Đơn vị: mi-li-mét (mm)

Tuần thai

GS

(Chỉ số túi thai)

CRL

(Chiều dài từ đầu mông)

BPD

(Đường kính lưỡng đỉnh)

FL

(Chiều dài xương đùi)

HC

(Chu vi đầu)

AC

(Chu vi vòng bụng)

4 tuần

3

         

5 tuần

6

         

6 tuần

14

         

7 tuần

27

8

       

8 tuần

29

15

       

9 tuần

33

21

       

10 tuần

 

31

       

11 tuần

 

41

       

12 tuần

 

51

21

8

70

56

13 tuần

 

71

25

11

84

69

14 tuần

   

28

15

98

81

15 tuần

   

32

18

111

93

16 tuần

   

35

21

124

105

17 tuần

   

39

24

137

117

18 tuần

   

42

27

150

129

19 tuần

   

46

30

162

141

20 tuần

   

49

33

175

152

21 tuần

   

52

36

187

164

22 tuần

   

55

39

198

175

23 tuần

   

58

42

210

186

24 tuần

   

61

44

221

197

25 tuần

   

64

47

232

208

26 tuần

   

67

49

242

219

27 tuần

   

69

52

252

229

28 tuần

   

72

54

262

240

29 tuần

   

74

56

271

250

30 tuần

   

77

59

280

260

31 tuần

   

79

61

288

270

32 tuần

   

82

63

296

280

33 tuần

   

84

65

304

290

34 tuần

   

86

67

311

299

35 tuần

   

88

68

318

309

36 tuần

   

90

70

324

318

37 tuần

   

92

72

330

327

38 tuần

   

94

73

335

336

39 tuần

   

95

75

340

345

40 tuần

   

97

76

344

354

41 tuần

   

98

78

348

362

42 tuần

   

100

79

351

371

Cùng chuyên mục

74

Bạn đang thắc mắc chi phí khám phụ khoa tại bệnh viện Hùng Vương là bao nhiêu. Finizz sẽ giới thiệu đến bạn bảng giá khám phụ khoa thông tin về giá xét nghiệm, khám bệnh, chi phí sanh thường, sanh mổ & sanh dịch vụ tại bệnh viện Hùng Vương tphcm đầy đủ & chính xác nhất.

Sản phụ khoa

- 27/02/2018

Xet nghiem mau

Nhiều chị em hay thắc mắc uống thuốc tránh thai có xét nghiệm máu được không? Nhiều người trước khi đi xét nghiệm máu vẫn uống thuốc theo thói quen. Kỹ thuật viên xét nghiệm Y học cảnh báo việc dùng thuốc như vậy có thể làm kết quả bị sai lệch.

Sản phụ khoa

- 26/02/2018

4 xet nghiem va sieu am quan trong nhat khi mang thai 3 thang dau can chu y

Để thực hiện thiên chức làm mẹ thì các bà mẹ cần phải biết rõ mình mang thai từ khi nào bằng cách theo dõi sự thay đổi của bản thân hoặc thử thai tại nhà, trong đó có phương pháp xét nghiệm máu sẽ cho kết quả chính xác và sớm nhất. Nếu bạn không biết xét nghiệm thai sớm ở đâu tại TP.HCM thì theo ...

Sản phụ khoa

- 26/02/2018

69

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên chú ý lịch khám thai định kỳ. Bên cạnh đó chú ý đến chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập hợp lý. Việc này giúp mẹ tránh những bất trắc đáng tiếc xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và em bé trong bụng.

Sản phụ khoa

- 26/02/2018

Bcq2eq.max 800x800

Nhiều chị em khi lần đầu mang thai thường chưa hiểu rõ những cách để theo dõi sức khỏe của mình cũng như thai nhi sao cho tốt nhất. Xét nghiệm máu khi mang thai là biện pháp áp dụng phổ biến hiện nay đối với các bà mẹ, vậy xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì và có cần thiết hay không? Chúng ta...

Sản phụ khoa

- 26/02/2018