Khám thai mốc 18 tuần có quan trọng không?

Tác giả: Phạm Hồng Tuyên. Ngày đăng: 31-03-2018

Mẹ bầu không thể không khám thai mốc 18 tuần bởi đây là một trong những lần khám thai quan trọng trong thai kỳ. Vậy, đâu là lý do của nhận định này?

Khám thai mốc 18 tuần có quan trọng không?

Khám thai mốc 18 tuần là một trong những lần khám thai cực kỳ quan trọng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng đều không nên bỏ qua. Đặc biệt, bà bầu nào có kết quả chỉ số độ mờ gáy cao ở lần khám thai tuần 12 càng không được bỏ qua mốc thời gian này. Bởi lẽ, việc khám thai mốc 18 tuần chính là thời điểm thích hợp để tiến hành xét nghiệm sàng lọc Triple test, giúp dự đoán nguy cơ bị Down, dị tật ống thần kinh và dị dạng nhiễm sắc thể của thai nhi. Ba loại nhiễm sắc thể dị dạng thường gặp đó là nhiễm sắc thể 21 gây bệnh Down, nhiễm sắc thể 18 gây dị dạng tim và chi, nhiễm sắc thể 13 gây bất thường ở bộ não. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên nhớ rằng Triple test không có giá trị chẩn đoán chính xác mà chỉ dự đoán nguy cơ của bệnh.

Trong trường hợp mẹ bầu có các yếu tố nguy cơ cao trong lần xét nghiệm sàng lọc Triple test, bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định tiếp tục theo dõi và tiến hành chọc ối để kiểm tra.

Khám thai mốc 18 tuần có quan trọng không?

Khám thai mốc 18 tuần có quan trọng không?

Chọc ối là một xét nghiệm tiền sản, trong đó một lượng nước ối được rút từ tử cung qua thành bụng bởi 1 kim rất nhỏ dưới sự hướng dẫn của siêu âm, dịch ối này sẽ được gửi đi để phân tích về di truyền. Phương pháp chọc ối thường được khuyến cáo với những trường hợp sản phụ trên 35 tuổi, từng sinh con dị tật, gia đình có tiền sử sinh con dị tật, kết quả đo độ mờ da gáy và Tripple test cho nguy cơ cao. Mặc dù chọc ối có thể chẩn đoán chính xác đến 99% nhưng vì là một xét nghiệm xâm lấn nên nó có thể gây ảnh hưởng tới sản phụ và thai nhi như nhiễm trùng hoặc sinh non (chỉ chiếm khoảng 1%). Do đó, mẹ bầu có thể cân nhắc việc có muốn thực hiện chọc ối hay không.

Ngoài ra, ở lần khám thai mốc 18 tuần, mẹ bầu có thể thực hiện siêu âm để ghi lại hình ảnh của bé yêu, nắm rõ sự phát triển của thai nhi có phù hợp với tuổi thai, từ đó có chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất cần thiết.

Vậy, khám thai mốc 18 tuần khám những gì?

Các mẹ bầu sẽ được thăm khám lâm sàng để kiểm tra các chỉ số về chiều cao, cân nặng, huyết áp, kiểm tra tim, phổi, nhịp tim của thai nhi. Ngoài ra, khám thai mốc 18 tuần còn khám cận lâm sàng, bao gồm siêu âm thai 18 tuần, làm xét nghiệm nước tiểu thường qui, xét nghiệp Triple test, xét nghiệm kiểm tra tình trạng canxi và sắt,…

Vậy, khám thai mốc 18 tuần khám những gì?

Vậy, khám thai mốc 18 tuần khám những gì?

Lời khuyên cho mẹ bầu sau khi khám thai mốc 18 tuần

  • Nếu mẹ bầu lo lắng vì mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch, hãy thường xuyên mang vớ để hỗ trợ đôi chân và nâng đỡ phần bụng dưới. Đồng thời, tranh thủ nghỉ ngơi, thả lỏng chân tay khi có thể và tránh đứng quá lâu;
  • Đảm bảo chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để bạn xoá tan nỗi lo bệnh trĩ. Chất xơ có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc, rau và trái cây. Ngoài ra, mẹ bầu không nên cố nhịn khi có nhu cầu đi vệ sinh nếu không về lâu về dài sẽ gây ra những chứng bệnh không đáng có;
  • Tham gia ngay các lớp học tiền sản để có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc đón bé chào đời. Nếu đây là lần sinh con thứ hai, mẹ bầu vẫn nên tham gia khoá học này nhằm bổ sung những kiến thức cập nhật nhất cho quá trình mang thai và sinh con. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên đọc sách và vào xem những trang web đáng tin cậy để tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về những thay đổi trong thai kỳ, quá trình chuyển dạ và cách chăm sóc bé sau sinh.
  • Đau lưng là một bệnh rất phổ biến trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu hãy học cách bảo vệ lưng và luyện tập hợp lý để giảm đau lưng. Những sinh hoạt hằng ngày như xách nước, bế trẻ và dịch chuyển đồ đạc nặng nề,... đều nên tránh trong giai đoạn này. Nếu bị đau lưng, mẹ bầu hãy tắm bằng nước ấm, chườm nóng và luyện tập các động tác thể dục nhẹ nhàng bởi vì hững bài tập này sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Nếu cơn đau lưng kéo dài, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được làm vật lý trị liệu. 

Cùng chuyên mục

Xet nghiem sang loc di tat thai nhi o tuan thu may

Theo thống kê hiện nay có khoảng 2 – 3% trẻ sinh ra đời mang các dị tật bẩm sinh, vì vậy mẹ bầu cần xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi, thực hiện các hoạt động sàng lọc và chẩn đoán cần thiết khi mang thai. Nếu chị em nào chưa biết cụ thể về xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi thì hãy tham khảo ...

Sản phụ khoa

- 28/02/2018

T i xu ng

Rubella là tên được xuất phát tiếng Latin có nghĩa là “nốt đỏ nhỏ” để chỉ một nhiễm trùng có ảnh hưởng đến bạch huyết và da… Đối với phụ nữ mang thai thì virus Rubella lại rất nguy hiểm vì có thể gây ra dị tật cho thai nhi gây nhiều biến chứng. Vì vậy, việc xét nghiệm Rubella khi mang thai rất qu...

Sản phụ khoa

- 28/02/2018

83

Cầm kết quả siêu âm thai hàng tháng trên tay nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết đọc những chỉ số siêu âm thai. Vậy làm thế nào để mẹ đọc được các thông số này? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ cách đọc các chỉ số siêu âm thai nhé. Để mẹ hiểu hơn về thai nhi của mình.

Sản phụ khoa

- 27/02/2018

79

Để đảm bảo cho bé cưng và cho chính mẹ có một thai kỳ mạnh khỏe, an toàn. Mẹ nên tìm hiểu các xét nghiệm cần làm khi mang thai này và nắm rõ từng mốc kiểm tra. Điều này sẽ rất quan trọng với các phụ nhữ đang mang thai. Sau đây Finizz sẽ tổng hợp qua những xét nghiệm dưới đây.

Sản phụ khoa

- 27/02/2018

78

Việc khám phụ khoa là rất cần thiết để các chị em có thể phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý bất thường về phụ khoa. Trước khi đi khám phụ khoa nhiều chị em thường hay thắc mắc không biết các bước khám phụ khoa như nào. Để giải đáp thắc mắc đó cho hầu hết chị em, Finizz sẽ tổng hợp các bước ...

Sản phụ khoa

- 27/02/2018