Những xét nghiệm trong thai kỳ mẹ bầu không nên bỏ qua

Tác giả: Trần Vương Quốc Trí. Ngày đăng: 07-04-2018

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, ngoài siêu âm thai định kì và chế độ dinh dưỡng hợp lí, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu về những xét nghiệm trong thai kỳ.

Xét nghiệm trong thai kỳ – Xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Khi mang thai, tất cả các mẹ bầu nên đi xét nghiệm trong thai kỳ để tầm soát nguy cơ cho con em mình. Chỉ siêu âm sẽ không phát hiện được sớm dị tật thai nhi. Cần kết hợp siêu âm và làm các xét nghiệm ở từng thời điểm quy định của thai kỳ mới có thể phát hiện được dị tật thai nhi sớm và chính xác.

Đặc biệt, đối với những thai phụ có một hoặc nhiều hơn các yếu tố dưới đây thì làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh là bắt buộc:

Tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh;

Thai phụ đã trên 35 tuổi;

 Đang sử dụng các chất có hóa chất gây hại cho thai nhi;

Thai phụ bị tiểu đường và sử dung insulin;

Thai phụ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai;

Thai phụ đã từng tiếp xúc với chất phóng xạ liều lượng cao;

Thai phụ có tiền sử sinh non, sảy thai, thai lưu chưa rõ nguyên nhân;

Thai phụ hút thuốc lá;

Thai phụ có nghi ngờ hình ảnh dị tật trên kết quả siêu âm.

Xét nghiệm - yếu tố cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh

Xét nghiệm - yếu tố cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh

Những xét nghiệm trong thai kỳ mẹ bầu không nên bỏ qua

Xét nghiệm chọc hút gai nhau (CVS)

Xét nghiệm được thực hiện trong khoảng tuần 10-12 của thai kỳ, đặc biệt khuyến nghị với mẹ bầu có tiền sử sinh con không bình thường, bị dị tật, sảy thai, sinh non, chết lưu và mẹ mang thai trên 35 tuổi.

Phương pháp này sẽ lấy mẫu lông nhung màng đệm để phát hiện các dấu hiệu bất thường nhiễm sắc thể của thai trước khi có chỉ định chọc ối.

Siêu âm đo độ mờ da gáy

Siêu âm đo độ mờ da gáy (đo khoảng sáng sau gáy) nhằm kiểm tra vùng da gáy của thai nhi để phát hiện sớm hội chứng Down.

Việc siêu âm được thực hiện khi thai phụ bước vào tuần 11-13, nếu bỏ lỡ giai đoạn này (siêu âm khi đã bước sang tuần 14) chỉ số sẽ không còn chính xác. Thai nhi có chỉ số đo độ mờ da gáy >3,0 mm thì nguy cơ mắc bệnh Down cũng như các bất thường nhiễm sắc thể khác rất cao.

Xét nghiệm Triple Test

Triple Test là bộ ba xét nghiệm máu được thực hiện khi thai 16-17 tuần nhằm chẩn đoán nguy cơ rối loạn di truyền nhiễm sắc thể. Thông thường nếu nghi ngờ trẻ bị hội chứng Down khi siêu âm độ mờ da gáy ở tuần 11-13, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu làm thêm xét nghiệm Triple Test để có kết quả chính xác. Xét nghiệm này sẽ tìm ra các nguy cơ rối loạn di truyền bẩm sinh ở thai nhi gồm xét nghiệm 3 chất AFP (một loại protein do thai nhi sản sinht), HCG (hormone do nhau thai sản xuất) và Estriol (hormone estrogen do nhau thai và thai nhi sản xuất).

Chọc dò nước ối

Xét nghiệm này thường được làm khoảng giữa tuần thai 16-20. Vì nước ối có chứa các tế bào da của thai nhi và các cơ quan trong tử cung của mẹ bầu cho nên giúp chẩn đoán chính xác giới tính thai nhi, tầm soát nguy cơ mắc Down hay các khuyết tật ống thần kinh.

Ngoài ra, xét nghiệm này cũng thường được chỉ định với phụ nữ mang thai 35 tuổi vì khả năng sinh con có bất thường nhiễm sắc thể sẽ tăng lên theo độ tuổi của người mẹ. Phụ nữ sinh ra trong gia đình có người mắc các bệnh di truyền, đã từng sinh con bị dị tật bẩm sinh cũng được khuyên nên chọc dò nước ối khi mang thai.

Xét nghiệm máu

Đây là xét nghiệm trong thai kỳ mà mọi bà bầu buộc phải thực hiện trước khi sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Xét nghiệm này để lấy các chỉ số là hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu của thai phụ.

Hemoglobin là một loại protein trong máu cung cấp oxy cho các tế bào, hematacrit là dung tích hồng cầu trong cơ thể. Nếu hemoglobin hoặc hematacrit thấp là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt, cản trở sự phát triển của thai nhi. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để mang oxy vào hồng cầu.

Ngoài việc kiểm tra các thành phần tế bào của máu, xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện xem thai phụ có bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như HIV/AIDS, giang mai, herpes, viêm gan B, C... hay không.

Xét nghiệm máu khi mang thai

Xét nghiệm máu khi mang thai

Xét nghiệm nước tiểu

Tương tự xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu là điều các bác sĩ yêu cầu mẹ bầu thực hiện trước khi sinh.

Nó giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh tiểu đường trong thai kỳ như dư lượng glucose trong nước tiểu. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng có thể điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng, vận động thích hợp.

Dư đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng phù hoặc cao huyết áp, mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật cao.

Xét nghiệm Non-stress

Là xét nghiệm thực hiện ở tuần 35-36 nhằm theo dõi nhịp tim thai để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé, liệu bé có nhận đủ lượng oxy cần thiết chưa. Ngoài ra, thời điểm này thai phụ cũng được tiến hành siêu âm để theo dõi động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối… để sẵn sàng chuẩn bị cho quá trình vượt cạn gần kề.

 

Hi vọng với những thông tin trên đây, các chị em có thể tham khảo để biết được tầm quan trọng của việc làm trước các xét nghiệm trong thai kỳ nhằm hạn chế tối đa những nguy cơ biến chứng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Đây là những xét nghiệm cần thiết được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sỹ nên tốt nhất là các chị em cần tìm hiểu để có sự tư vấn chính xác trước khi tiến hành. Mến chúc các chị em luôn khỏe mạnh và có một thai kỳ ổn định như mong đợi.

 

Đặt lịch siêu âm theo dõi thai kì tại các Phòng khám Sản phụ khoa uy tín qua finizz.com để được hỗ trợ nhanh nhất và tiết kiệm thời gian chờ đợi tại phòng khám.

Cùng chuyên mục

Phong kham thai quan tan phu hinh avt

Bạn đang lo lắng không biết nên khám thai định kì ở phòng khám sản phụ khoa quận Tân Phú nào uy tín nhất? Bạn đang cần sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa sản về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc thai kì khỏe mạnh? Gợi ý top 5 phòng khám thai ở quận Tân Phú uy tín cho các bà bầu sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm...

Sản phụ khoa

- 11/08/2017

Phong kham san phu khoa quan 7 hinh avt

Nhiều bà mẹ bầu trẻ hiện nay không có nhiều kinh nghiệm cho việc cho việc chăm sóc thai kì cũng như làm sao để cả con và mẹ bầu có sức khỏe tốt nhất. Các mẹ bầu trẻ có thể tham khảo danh sách phòng khám sản phụ khoa quận 7 tốt nhất dưới đây để có thể lựa chọn cho mình một phòng khám uy tín và ch...

Sản phụ khoa

- 08/08/2017

Tri om nghen thai ki hinh ava

Nghén là triệu chứng hầu hết chị em gặp phải khi mang thai. Chị em thấy đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, có người nôn quá nặng đến mức không dám ăn uống gì, thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy và sau mỗi bữa ăn.

Sản phụ khoa

- 28/07/2017

Tu tin yeu doi sau sinh.jpg

Sau khi sinh, điều quan trọng nhất đối với người mẹ là sức khỏe. Khi cơ thể khỏe mạnh thì người mẹ mới có tinh thần thư thái, có nguồn sữa dồi dào để từ đó chăm sóc bé yêu tốt hơn.

Sản phụ khoa

- 15/07/2017

Kham 20thai 20anh 20corbis1.jpg

Khi có thai, người mẹ rất cần được khám thai để biết thai phát triển như thế nào. Việc khám thai không hề ảnh hưởng đến thai nhi. Ở nước ta, Bộ Y tế đã quy định trong một kỳ thai nghén mỗi bà mẹ cần phải được khám thai định kỳ ít nhất ba lần.

Sản phụ khoa

- 14/09/2016