Khám thai 3 tháng cuối - mốc QUAN TRỌNG trong thai kì

Tác giả: Cherry Quỳnh. Ngày đăng: 24-05-2018

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đạt được tốc độ phát triển nhanh nhất. Để không bỏ lỡ bất kỳ mốc quan trọng nào, mẹ nhớ tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối nhé.

Ý nghĩa của việc khám thai 3 tháng cuối thai kỳ

Trong khám thai 3 tháng cuối của thai kỳ, thai phụ tăng cân rất mạnh và luôn có cảm giác nặng nề, mệt mỏi. Từ tuần 32 trở đi, khi đầu thai nhi xuống thấp chèn ép lên bàng quang của mẹ, các mẹ bầu càng cảm thấy ì ạch hơn, đi tiểu nhiều lần hơn. Tử cung to lên sẽ lấn lên cơ hoành khiến phổi bị ép, gây cảm giác khó thở.

Khám thai 3 tháng cuối định kỳ là chỉ định bắt buộc trong thăm khám sản khoa, nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi qua từng thời kì và nắm bắt những thay đổi của cơ thể qua từng giai đoạn của thai kỳ. Càng về những tháng cuối, thai phụ càng phải năng khám thai thường là 2 tuần/lần hoặc 1 tuần/lần theo chỉ định của bác sĩ.

 

Khám thai 3 tháng cuối thai kỳ cần theo chỉ định của bác sĩ.Khám thai 3 tháng cuối thai kỳ cần theo chỉ định của bác sĩ.

Khám thai 3 tháng cuối của thai kỳ để theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, dự đoán việc sinh nở và phòng ngừa những bất trắc trong quá trình chuyển dạ. Do đó, thai phụ không nên chủ quan, lơ là việc khám thai trong 3 tháng cuối.

Lịch khám thai 3 tháng cuối có gì khác?

Mẹ nhớ lịch khám thai 3 tháng cuối như sau nhé:

  • Khám thai 3 tháng cuối mỗi 2 tuần một lần từ tuần thai thứ 30, mỗi tuần một lần từ tuần thai thứ 36.
  • Cần phải cân, đo huyết áp, theo dõi phù chân mỗi lần khám thai, ghi nhận cử động thai.
  • Thử nước tiểu mỗi lần khám thai để kịp thời phát hiện sớm bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng.
  • Bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non. Mẹ cần bình tĩnh và hợp tác với bác sĩ cho những thăm khám này.
  • Siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai, bất thường thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau.
  • Từ 35 tuần trở đi trong khám thai 3 tháng cuối, thời gian khám mỗi lần của mẹ bầu sẽ tăng lên do cần đo biểu đồ tim thai và cơn gò.
  • Nếu trong thời gian mang thai, mẹ chưa xét nghiệm máu tổng quát thì đến giai đoạn này, mẹ bầu bắt buộc phải xét nghiệm máu tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai…

 

lịch khám thai 3 tháng cuối có gì khác?

lịch khám thai 3 tháng cuối có gì khác?

Những lưu ý trong khám thai 3 tháng cuối

Thai phụ cần tuân thủ khám thai theo hẹn của bác sĩ. Càng về những tháng cuối càng phải khám thai thường xuyên hơn. Trong quá trình khám thai 3 tháng cuối, thai phụ phải được kiểm tra cân nặng, huyết áp, đo chiều cao tử cung và độ lớn vòng bụng, siêu âm thai, xét nghiệm nước tiểu thường qui…

lưu ý trong khám thai 3 tháng cuốilưu ý trong khám thai 3 tháng cuối​

Thông thường, trong khám thai 3 tháng cuối của thai kỳ, các mẹ bầu sẽ phải làm các xét nghiệm chẩn đoán gồm: Xét nghiệm máu để phát hiện rối loạn dung nạp đường, đái tháo đường thai kỳ; xét nghiệm nước tiểu tìm nhiễm trùng tiểu; siêu âm xác định vị trí của ngôi thai thuận hay nghịch, vị trí bánh nhau, tình trạng nước ối, đánh giá tốc độ phát triển của bé.

Tuần 32 thai phụ cần được siêu âm màu để đánh giá sức khỏe của bé trong bụng mẹ. Từ tuần 34 các mẹ cần khám thai mỗi tuần 1 lần cho tới ngày sinh

Những việc cần làm ở 3 tháng cuối bên cạnh khám thai 3 tháng cuối

Ngoài việc khám thai 3 tháng cuối định kỳ đúng hẹn, mẹ nên thực hiện những lưu ý sau:

việc cần làm ngoài khám thai 3 tháng cuốiviệc cần làm ngoài khám thai 3 tháng cuối​

  • Đếm cử động thai mỗi ngày 3 lần.
  • Tiêm VAT ngừa uốn ván nếu chưa tiêm (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng).
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga.
  • Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho mẹ và bé để mang đi sinh và sau sinh.
  • Học những lớp chuẩn bị trước sinh (nếu có)
  • Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước tránh táo bón.
  • Tiếp tục bổ sung canxi, viên sắt, vitamin
  • Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
  • Hạn chế uống đồ uống có ga, trà, cà phê, nên uống nhiều nước
  • Trong những tháng cuối thai kỳ mẹ nên hạn chế quan hệ tình dục và tốt nhất những tuần cuối thì nên kiêng hẳn.​

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến các mẹ bầu về những thông tin liên quan đến việc khám thai 3 tháng cuối. Hi vọng với những gì Finizz cung cấp có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về các chẩn đoán mẹ bầu nên thăm khám thai 3 tháng cuối để đảm bảo có sự chuẩn bị tốt cho thai nhi. Nếu các chị em còn có những thắc mắc khác cần được giải đáp về vấn đề khám và siêu âm thai này thì đừng ngại ngần để lại những câu hỏi để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và miễn phí.

Đặt lịch để xét nghiệm thai tại các Phòng khám Sản phụ khoa uy tín khác qua Finizz.com để được hỗ trợ nhanh nhất và tiết kiệm thời gian chờ đợi tại phòng khám nhé các mẹ bầu.

 

 

Cùng chuyên mục

Image  9

Khám phụ khoa tốt ở Sài Gòn như tại các bệnh viện uy tín hoặc các bác sĩ sản phụ khoa đầu ngành cho kết quả chẩn đoán chính xác, khám và điều trị khả quan nhất.

Sản phụ Khoa

- 24/05/2018

Image  6

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đạt được tốc độ phát triển nhanh nhất. Để không bỏ lỡ bất kỳ mốc quan trọng nào, mẹ nhớ tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối nhé.

Sản phụ Khoa

- 24/05/2018

Image  4

Khi mang thai ở tháng đầu tiên, 4 tuần bạn đã có thể dùng que thử thai để kiểm tra xem có thai hay chưa. Ngoài ra hình ảnh thai 4 tuần qua siêu âm cũng được thể hiện khá rõ. Ở giai đoạn 4 tuần, người ta đã có thể đo được kích thước của thai nhi, em bé còn rất nhỏ và cuộn tròn trong cơ thể bạn, bộ...

Sản phụ Khoa

- 24/05/2018

Image  1

Bầu nên chắc chắn mang theo sổ khám thai khi đi khám vì dựa trên thông tin bạn trong sổ, bác sĩ mới có thể nhìn tổng quan hơn về sức khỏe nói chung của bạn. Từ đó, đưa ra những lời khuyên và tư vấn thích hợp cho thai kỳ.

Sản phụ Khoa

- 24/05/2018

Chuan bi cho lan kham thai dau tien 21

3 tháng giữa là thời gian quan trọng nhất trong quá trình mang thai, là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh nhất cũng là giai đoạn để bác sĩ phát hiện dị tật và những biến đổi trong nhiễm sắc thể của trẻ, vì thế mẹ cần phải kiểm tra thật kĩ sức khỏe trong giai đoạn này. Vậy, mẹ cần lưu ý các mốc n...

Sản phụ Khoa

- 23/05/2018