Khám thai 3 tháng cuối - mốc QUAN TRỌNG trong thai kì

Tác giả: Cherry Quỳnh. Ngày đăng: 24-05-2018

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đạt được tốc độ phát triển nhanh nhất. Để không bỏ lỡ bất kỳ mốc quan trọng nào, mẹ nhớ tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối nhé.

Ý nghĩa của việc khám thai 3 tháng cuối thai kỳ

Trong khám thai 3 tháng cuối của thai kỳ, thai phụ tăng cân rất mạnh và luôn có cảm giác nặng nề, mệt mỏi. Từ tuần 32 trở đi, khi đầu thai nhi xuống thấp chèn ép lên bàng quang của mẹ, các mẹ bầu càng cảm thấy ì ạch hơn, đi tiểu nhiều lần hơn. Tử cung to lên sẽ lấn lên cơ hoành khiến phổi bị ép, gây cảm giác khó thở.

Khám thai 3 tháng cuối định kỳ là chỉ định bắt buộc trong thăm khám sản khoa, nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi qua từng thời kì và nắm bắt những thay đổi của cơ thể qua từng giai đoạn của thai kỳ. Càng về những tháng cuối, thai phụ càng phải năng khám thai thường là 2 tuần/lần hoặc 1 tuần/lần theo chỉ định của bác sĩ.

 

Khám thai 3 tháng cuối thai kỳ cần theo chỉ định của bác sĩ.Khám thai 3 tháng cuối thai kỳ cần theo chỉ định của bác sĩ.

Khám thai 3 tháng cuối của thai kỳ để theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, dự đoán việc sinh nở và phòng ngừa những bất trắc trong quá trình chuyển dạ. Do đó, thai phụ không nên chủ quan, lơ là việc khám thai trong 3 tháng cuối.

Lịch khám thai 3 tháng cuối có gì khác?

Mẹ nhớ lịch khám thai 3 tháng cuối như sau nhé:

  • Khám thai 3 tháng cuối mỗi 2 tuần một lần từ tuần thai thứ 30, mỗi tuần một lần từ tuần thai thứ 36.
  • Cần phải cân, đo huyết áp, theo dõi phù chân mỗi lần khám thai, ghi nhận cử động thai.
  • Thử nước tiểu mỗi lần khám thai để kịp thời phát hiện sớm bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng.
  • Bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non. Mẹ cần bình tĩnh và hợp tác với bác sĩ cho những thăm khám này.
  • Siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai, bất thường thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau.
  • Từ 35 tuần trở đi trong khám thai 3 tháng cuối, thời gian khám mỗi lần của mẹ bầu sẽ tăng lên do cần đo biểu đồ tim thai và cơn gò.
  • Nếu trong thời gian mang thai, mẹ chưa xét nghiệm máu tổng quát thì đến giai đoạn này, mẹ bầu bắt buộc phải xét nghiệm máu tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai…

 

lịch khám thai 3 tháng cuối có gì khác?

lịch khám thai 3 tháng cuối có gì khác?

Những lưu ý trong khám thai 3 tháng cuối

Thai phụ cần tuân thủ khám thai theo hẹn của bác sĩ. Càng về những tháng cuối càng phải khám thai thường xuyên hơn. Trong quá trình khám thai 3 tháng cuối, thai phụ phải được kiểm tra cân nặng, huyết áp, đo chiều cao tử cung và độ lớn vòng bụng, siêu âm thai, xét nghiệm nước tiểu thường qui…

lưu ý trong khám thai 3 tháng cuốilưu ý trong khám thai 3 tháng cuối​

Thông thường, trong khám thai 3 tháng cuối của thai kỳ, các mẹ bầu sẽ phải làm các xét nghiệm chẩn đoán gồm: Xét nghiệm máu để phát hiện rối loạn dung nạp đường, đái tháo đường thai kỳ; xét nghiệm nước tiểu tìm nhiễm trùng tiểu; siêu âm xác định vị trí của ngôi thai thuận hay nghịch, vị trí bánh nhau, tình trạng nước ối, đánh giá tốc độ phát triển của bé.

Tuần 32 thai phụ cần được siêu âm màu để đánh giá sức khỏe của bé trong bụng mẹ. Từ tuần 34 các mẹ cần khám thai mỗi tuần 1 lần cho tới ngày sinh

Những việc cần làm ở 3 tháng cuối bên cạnh khám thai 3 tháng cuối

Ngoài việc khám thai 3 tháng cuối định kỳ đúng hẹn, mẹ nên thực hiện những lưu ý sau:

việc cần làm ngoài khám thai 3 tháng cuốiviệc cần làm ngoài khám thai 3 tháng cuối​

  • Đếm cử động thai mỗi ngày 3 lần.
  • Tiêm VAT ngừa uốn ván nếu chưa tiêm (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng).
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga.
  • Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho mẹ và bé để mang đi sinh và sau sinh.
  • Học những lớp chuẩn bị trước sinh (nếu có)
  • Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước tránh táo bón.
  • Tiếp tục bổ sung canxi, viên sắt, vitamin
  • Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
  • Hạn chế uống đồ uống có ga, trà, cà phê, nên uống nhiều nước
  • Trong những tháng cuối thai kỳ mẹ nên hạn chế quan hệ tình dục và tốt nhất những tuần cuối thì nên kiêng hẳn.​

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến các mẹ bầu về những thông tin liên quan đến việc khám thai 3 tháng cuối. Hi vọng với những gì Finizz cung cấp có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về các chẩn đoán mẹ bầu nên thăm khám thai 3 tháng cuối để đảm bảo có sự chuẩn bị tốt cho thai nhi. Nếu các chị em còn có những thắc mắc khác cần được giải đáp về vấn đề khám và siêu âm thai này thì đừng ngại ngần để lại những câu hỏi để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và miễn phí.

Đặt lịch để xét nghiệm thai tại các Phòng khám Sản phụ khoa uy tín khác qua Finizz.com để được hỗ trợ nhanh nhất và tiết kiệm thời gian chờ đợi tại phòng khám nhé các mẹ bầu.

 

 

Cùng chuyên mục

Image

Khám thai tuần 37 không phải là 1 mốc khám thai quan trọng trong quy trình, nhưng nếu bạn khám thai tuần 37 thì sẽ biết được những gì? Hãy cùng Finizz tìm hiểu nhé.

Sản phụ Khoa

- 19/06/2018

Image  6

Những tháng cuối cùng là mốc thời gian quan trọng nhất của mẹ bầu. Vậy khi mẹ bầu khám thai từ tuần 36, cơ thể mẹ bầu cũng như bé yêu sẽ thay đổi như thế nào? Hãy cùng Finizz khám phá những phát triển của cơ thể mẹ và con khi khám thai từ tuần 36 nhé.

Sản phụ Khoa

- 19/06/2018

Image

Giữa rất nhiều phòng khám phụ khoa Tây y với những phương pháp hiện đại thì vẫn còn một số phòng khám phụ khoa Đông y hoạt động để phục vụ nhu cầu của chị em. Hãy để Finizz giúp chị em tìm hiểu về phương pháp cổ truyền này nhé.

Sản phụ Khoa

- 16/06/2018

Image

Bệnh viện Từ Dũ từ lâu đã không còn xa lạ với các mẹ bầu, nhưng ắt hẳn để sinh nở thì chắc chắn sẽ băn khoăn về thủ tục cũng như chi phí nhập viện. Sau đây sẽ là một số kinh nghiệm đi sinh ở Từ Dũ để các mẹ bầu tham khảo nhé!

Sản phụ Khoa

- 15/06/2018

Image  7

Rất nhiều thai phụ nhầm lẫn việc khám thai là đi siêu âm kiểm tra thai. Thực tế, mỗi lần đi khám thai thường bao gồm nhiều bước khác nhau, tùy thuộc vào tuổi thai nhi và cơ sở y tế. Tuy nhiên, hầu hết các lần thăm khám đều tuân thủ theo quy trình 9 bước khám thai cơ bản dưới đây.

Sản phụ Khoa

- 15/06/2018