Bên cạnh van có chức năng suy yếu, các yếu tố tác động góp phần cho tình trạng trào ngược thêm trầm trọng như béo phì, thoát vị dạ dày qua khe thực quản, thức ăn nằm lâu trong dạ dày, mang thai, hút thuốc lá, rượu bia, một số thức ăn và thuốc.
Các nguyên nhân chính dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản
Stress - Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản dễ mắc phải
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà nhiều người không biết tới. Thông thường do áp lực công việc, những vấn đề về mối quan hệ xã hội, tình cảm và cuộc sống khiến cho con người dễ bị stress, căng thẳng, lo lắng ảnh hưởng tới tâm trạng và làm giảm chất lượng cuộc sống. Không những thế, nó còn có ảnh hưởng tới vấn đề tiêu hóa.
Căng thẳng thần kinh kéo dài làm tăng tiết cortisol. Cortisol làm tăng acid trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
Căng thẳng thần kinh kéo dài cũng là nguyên nhân chính làm rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt thực quản dưới trở nên nhạy cảm, việc giãn mở cơ xảy ra thường xuyên và kéo dài làm dịch vị trào ngược lên thực quản gây ra hiện tượng đau rát khó chịu, buồn nôn và làm cho hệ thống tiêu hóa dễ bị viêm nhiễm.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học - Nguyên nhân trào ngược dạ dày
Đây là nguyên nhân trào ngược dạ dày chính và thường gặp nhất gây bệnh dạ dày cũng khi khiến cho các bệnh gặp phải trở nên nghiêm trọng hơn. Một số thói quen không tốt làm ảnh hưởng tới dạ dày như ăn nhiều vào ban đêm, ăn quá no, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng, ăn không đúng bữa, vận động mạnh sau khi ăn...Tất cả đều làm tăng áp lực cho dạ dày, kích thích sản sinh nhiều axit gây ra chứng trào ngược dạ dày và khiến cho bệnh trở nên phúc tạp hơn. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân trào ngược dạ dày do chất nicotin trong thuốc lá thúc đẩy cơ thể tăng tiết HCl và Pepsine – những chất ăn mòn dạ dày và kích ứng dạ dày gây trào ngược.
Viêm loét dạ dày, tá tràng - Nguyên nhân trào ngược dạ dày
Dạ dày có chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn nên khi dạ dày bị loét, tổn thương, chức năng tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng. Khi dạ dày vốn bị tổn thương với các vết viêm loét sẽ giảm chức năng hoạt động và dễ bị kích thích hơn. Khi thức ăn được đưa vào sẽ tạo phản xạ tăng tiết acid nhiều hơn dễ trào ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, lượng thức ăn bị ứ trệ do tiêu hóa chậm hoặc không được tiêu hóa sẽ làm tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến cơ này đóng mở bất thường tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, acid HCl, thậm chí cả dịch mật trào lên ống thực quản.
Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những nguyên nhân
Những yếu tố bẩm sinh - Nguyên nhân trào ngược dạ dày
Những khiếm khuyết bẩm sinh các bộ phận, cơ quan có liên quan tới dạ dày và đường tiêu hóa như cơ thắt thực quản dưới yếu, sa dạ dày, thoát vị cơ hoành,… cũng có thể dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày. Ở trẻ nhỏ, trào ngược dạ dày thường được cho là sinh lý bình thường với triệu chứng điển hình là nôn trớ. Triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.
Các nguyên nhân khác:
Các yếu tố có liên quan như bị tai nạn, tác dụng phu của thuốc chữa bệnh,… Những người bị béo phì, thừa cân gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản cũng có thể làm tăng nguy cơ là nguyên nhân trào ngược dạ dày do lượng axit bị trào ngược lên khi trương lực cơ thắt thực quản yếu đi.
Trên đây là các nguyên nhân thường xuyên gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh cần chú ý phòng tránh và khắc phục các vấn đề có liên quan gây ảnh hưởng khiến cho axit dạ dày bị đẩy trào lên thực quản gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe, gây cảm giác khó chịu.