Bệnh ung thư phổi, liệu có cơ hội sống?

Tác giả: Lee Huung. Ngày đăng: 29-04-2017

Bệnh ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở cả nam và nữ. Số người chết vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người chết vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.

Bệnh ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là một loại ung thư bắt đầu trong phổi. Phổi là cơ quan dạng xốp nằm trong ngực của bạn thu nhận ôxy khi bạn hít vào và giải phóng khí cacbonic khi bạn thở ra.

Những người hút thuốc có nguy cơ bị bệnh ung thư phổi cao nhất. Nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng lên theo thời gian và số lượng điếu thuốc mà bạn hút. Nếu bạn bỏ hút thuốc, thậm chí sau khi hút thuốc trong nhiều năm, bạn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi. Thật không may rằng tỉ lệ sống sót cho những người bị bệnh ung thư phổi là rất thấp. Trong hầu hết các trường hợp, căn bệnh này dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn sớm thường khó nhận biết

Ung thư phổi thường không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn sớm. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư phổi chỉ thường xảy ra ở những giai đoạn cuối.

Bệnh ung thư phổi, liệu có cơ hội sống hình ảnh 1

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư phổi có thể bao gồm:

-         Ho mới xuất hiện và không cải thiện

-         Có thay đổi trong những cơn ho mãn tính (thường gặp ở người hút thuốc lá)

-         Ho ra máu, thậm chí chỉ là một lượng nhỏ

-         Khó thở

-         Đau ngực

-         Thở khò khè

-         Khàn giọng

-         Giảm cân ngoài ý muốn

-         Đau xương

-         Đau đầu

Nguyên nhân của bệnh ung thư phổi

Hút thuốc gây ra phần lớn các ca ung thư phổi – cả ở người hút thuốc và người bị phơi nhiễm với khói thuốc lá. Tuy nhiên, bệnh ung thư phổi cũng xảy ra ở những người không hút thuốc và những người không bao giờ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá. Trong những trường hợp này, bệnh ung thư phổi không có nguyên nhân rõ ràng..

Những yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư phổi bao gồm:

-         Hút thuốc. Hút thuốc vẫn là yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư phổi lớn nhất. Nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng lên cùng với số điếu thuốc bạn hút mỗi ngày và số năm bạn đã hút. Việc bỏ hút thuốc lá ở mọi lứa tuổi đều có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư phổi.

-         Tiếp xúc với khói thuốc lá. Thậm chí ngay cả khi bạn không hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi vẫn tăng lên nếu bạn tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá.

-         Tiếp xúc với khí radon. Radon là sản phẩm của sự phân hủy tự nhiên của uranium trong đất, đá và nước mà cuối cùng trở thành một phần trong không khí mà chúng ta hít thở. Radon có thể tích lũy trong những tòa nhà đến một mức độ không an toàn. Bộ đo radon có thể giúp xác định mức độ radon trong nhà bạn có an toàn hay không. Nếu nó quá mức cho phép, hãy tìm hiểu về các biện pháp khắc phục.

-         Tiếp xúc với amiăng và các hóa chất khác. Sự tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư khác như asen, crôm và niken tại nơi làm việc cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư phổi. Nguy cơ này còn cao hơn ở những người hút thuốc lá.

-         Bệnh ung thư phổi trong tiền sử gia đình. Những người có cha mẹ, anh chị em hoặc con bị ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

-         Uống quá nhiều rượu. Việc uống nhiều rượu hơn mức cho phép (Nam giới 2 ly/ngày, nữ giới 1 ly/ngày) có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư phổi.

-         Một số bệnh phổi liên quan đến hút thuốc lá. Người hút thuốc với một số bệnh phổi nhất định, ví dụ như khí phế thũng (emphysema), có nguy cơ bị bệnh ung thư phổi cao hơn.

Điều trị bệnh ung thư phổi như thế nào?

Bệnh nhân và bác sĩ sẽ cùng thảo luận để chọn ra chương trình điều trị ung thư dựa trên một số yếu tố như sức khỏe tổng thể, loại ung thư và giai đoạn ung thư. Bệnh nhân có thể ưu tiên một phương pháp nào đó vì nó phù hợp với hoàn cảnh và lựa chọn cá nhân. Chương trình điều trị thường bao gồm một hoặc nhiều phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc điều trị nhắm đích (targeted therapy).

Phẫu thuật 

Bác sĩ ngoại khoa sẽ phẫu thuật để loại bỏ khối ung thư và phần mô phổi bình thường tiếp giáp xung quanh. Phẫu thuật loại bỏ ung thư phổi có thể là:

-         Cắt bỏ một góc phổi: loại bỏ một phần nhỏ của phổi có chứa khối u kèm mô phổi khỏe mạnh xung quanh.

-         Cắt bỏ một phân thùy phổi: loại bỏ phần phổi lớn hơn nhưng không phải là cả thùy phổi.

-         Cắt bỏ một thùy phổi: loại bỏ cả thùy phổi .

-         Cắt bỏ toàn bộ lá phổi: loại bỏ cả lá phổi.

Trong ca mổ, bác sĩ cũng có thể sẽ lấy đi một số hạch bạch huyết ở ngực để kiểm tra xem chúng có chứa tế bào ung thư hay không (đánh giá di căn).

Phẫu thuật ung thư phổi có nhiều rủi ro, bao gồm chảy máu (xuất huyết) và nhiễm trùng. Bệnh nhân sẽ thấy khó thở sau ca mổ. Nếu phổi bị cắt đi một phần, những phần còn lại của phổi sẽ nở rộng ra theo thời gian làm việc thở dễ dàng hơn. Bác sĩ có thể đề nghị một nhân viên phục hồi chức năng hô hấp hướng dẫn thêm các bài tập thở.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Những loại thuốc dùng trong hóa trị “truyền thống” từ trước đến nay tác dụng lên các tế bào có khả năng phân chia nhanh, một đặc điểm chính của đa số tế bào ung thư. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là hóa trị sẽ làm hại cả những tế bào phân chia nhanh trong điều kiện sinh lý bình thường như tế bào tạo máu (trong tủy xương), tế bào lót đường tiêu hóa từ miệng đến hậu môn (niêm mạc ống tiêu hóa), và nang tóc. Chính vì thế, những tác dụng phụ chính của hóa trị là ức chế tủy, viêm niêm mạc, và rụng tóc.

Trong hóa trị, một hoặc nhiều loại thuốc hóa trị có thể được uống vào dưới dạng thuốc viên hoặc tiêm vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Điều trị được tiến hành hay chia thành nhiều đợt, trong đó các loại thuốc thường được sử dụng trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng, xen giữa bởi những khoảng nghỉ để bệnh nhân có thể phục hồi.

Hóa trị có thể là lựa chọn đầu tiên cho bệnh ung thư phổi hoặc dùng để điều trị bổ sung sau mổ. Trong một số trường hợp, hóa trị có thể được sử dụng để giảm bớt tác dụng phụ của bệnh ung thư.

Xạ trị 

Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia có năng lượng cao, như X-quang, để diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể tác dụng lên khối ung thư phổi từ bên ngoài cơ thể bằng cách chiếu tia từ bên ngoài, hoặc từ bên trong cơ thể thông qua các kim, hạt hoặc catheter (ống thông) đặt gần khối u (brachytherapy).

Xạ trị có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Đôi khi nó được thực hiện song song với hóa trị.

Đối với những người bị bệnh ung thư phổi có kích thước rất nhỏ, một lựa chọn khác là xạ trị định vị (trong không gian 3 chiều) hay stereotactic body radiotherapy. Hình thức chiếu xạ này định hướng nhiều tia xạ từ các góc độ khác nhau vào khối u. Quá trình điều trị thường kết thúc sau một vài lần chiếu xạ. Trong trường hợp khối u nhỏ, phương pháp này có thể được sử dụng thay cho việc phẫu thuật.

Liệu pháp nhắm đích (Targeted therapy) 

Trong khi xạ trị nhắm tia xạ vào vùng có khối u, hóa trị “truyền thống” ảnh hưởng đến tất cả những tế bào phân chia nhanh thì liệu pháp nhắm đích hay liệu pháp nhắm đích ở mức độ phân tử (molecularly targeted therapy) là phương pháp điều trị ung thư mới bằng cách ức chế những phần tử đặc hiệu cần cho sự phát sinh và tăng trưởng của ung thư.

Cải thiện sự khó thở

Bệnh ung thư phổi, liệu có cơ hội sống hình ảnh 2

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi cảm thấy khó thở tại một số thời điểm trong quá trình bệnh. Những phương pháp điều trị như thở oxy và dùng các loại thuốc có sẵn có thể giúp người bị bệnh ung thư phổi cảm thấy thoải mái hơn, nhưng chúng không cải thiện hết. Những phương pháp sau có thể giảm bớt sự khó thở:

-         Cố gắng thư giãn. Cảm giác khó thở có thể làm bạn hoảng sợ. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi và sự lo lắng chỉ làm bạn khó thở hơn mà thôi. Khi bắt đầu cảm thấy khó thở, hãy cố gắng để kiềm chế nỗi sợ bằng một hoạt động giúp bạn thư giãn. Nghe nhạc, nhớ về kỳ nghỉ tại nơi bạn thích, thiền định hay cầu nguyện.

-         Tìm một tư th ế thoải mái. Việc nghiêng người về phía trước có thể giúp ích.

-         Tập trung vào hơi thở của bạn. Khi thấy khó thở, hãy chú tâm vào hơi thở. Thay vì cố gắng để đầy phổi của bạn với không khí, hãy tập trung vào việc co các cơ hô hấp như cơ hoành, cơ liên sườn… Cố gắng thở mím môi và điều hòa nhịp thở cùng với sinh hoạt/ hoạt động của bạn.

-         Ti ế t kiệm năng lượng vào những việc quan trọng. Khi khó thở, bạn dễ trở nên mệt mỏi. Hãy bỏ bớt những việc không cần thiết trong ngày để thể tiết kiệm năng lượng cho những gì cần thiết nhất.

-         Hạ nhiệt độ phòng. Phòng mát có thể giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn.

-         Ngồi gần cửa sổ. Ngồi hoặc nằm nhìn ra cửa sổ có thể giúp bạn cảm thấy ít bị ức chế hơn khi khó thở.

-         Hướng quạt vào mặt. Quạt thổi hướng vào mặt sẽ giúp bạn thấy dễ thở hơn.

-         Ăn nhi  u bữa nhỏ mỗi ngày. Việc ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày không quá đầy để có thể ngăn cản hoạt động của cơ hoành trong khi thở.

-         Ngủ đủ giấc. Tinh thần sẽ sảng khoái hơn khi ngủ đủ giấc. Nếu bị khó ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc hoặc các phương pháp khác có thể cải thiện giấc ngủ.

Hãy để bác sĩ biết khi bạn bị khó thở hoặc khi các triệu chứng trở nên xấu đi.

Liệu pháp thay thế để điều trị bệnh ung thư phổi.

Nếu bác sĩ đã báo rằng tình trạng bệnh ung thư phổi của bạn là không thể chữa khỏi, bạn có thể muốn chuyển sang các phương pháp bổ sung và thay thế. Điều trị bổ sung và thay thế trong ung thư phổi không thể chữa được bệnh ung thư nhưng chúng thường được kết hợp với chăm sóc hỗ trợ nhằm giúp cải thiện dấu hiệu và triệu chứng bệnh. Bác sĩ có thể giúp bạn cân nhắc các lợi ích và rủi ro của những phương pháp này.

Những phương pháp điều trị bổ sung và thay thế cho bệnh ung thư phổi hiện nay bao gồm:

-         Châm cứu. Trong một buổi châm cứu, những cây kim nhỏ sẽ được chèn chính xác vào những điểm trên cơ thể người bạn. Châm cứu có thể giúp giảm đau và giảm bớt các tác dụng phụ trong điều trị ung thư, như buồn nôn, nôn ói, khô miệng. Tuy nhiên chưa có bằng chứng cho thấy châm cứu có tác dụng trực tiếp lên ung thư. Châm cứu là an toàn khi được thực hiện bởi người đã được huấn luyện và có giấy chứng nhận. Châm cứu cũng không an toàn khi bạn thiếu máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về những cơ sở châm cứu tin cậy gần nơi bạn sống.

-         Thôi miên. Thôi miên là một loại phương pháp đặt bạn trong tình trạng hôn mê để giúp thư giãn. Kỹ thuật viên sẽ chỉ cho bạn các bài tập thư giãn và yêu cầu bạn suy nghĩ tích cực và sảng khoái. Thôi miên có thể làm giảm lo lắng, buồn nôn và đau đớn ở những người bị bệnh ung thư phổi.

-         Massage. Trong phương pháp này, kỹ thuật viên massage sử dụng bàn tay của mình để tạo áp lực lên da và cơ của bạn. Massage có thể giúp làm giảm lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi và đau đớn ở những người bị ung thư. Không nên bị tổn thương vì massage. Kỹ thuật viên không nên ấn vào bất cứ nơi nào gần khối u hoặc vết mổ. Tránh massage khi bạn đang thiếu máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.

-         Thin định. Thiền là thời gian hồi tâm tĩnh lặng (quiet reflection) bắt đầu bằng việc tập trung vào một thứ nhất định như một ý tưởng, hình ảnh hoặc âm thanh. Thiền định có thể làm giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng cuộc sống ở những người bị bệnh ung thư. Bạn có thể thiền định theo cách riêng của bạn hoặc theo hướng dẫn của giảng viên. Hãy hỏi thêm bạn bè về những địa điểm tốt gần nhà bạn.

-         Yoga. Yoga kết hợp vận động kéo giãn cơ nhẹ nhàng với hít thở sâu và thiền định có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh ung thư phổi

Thay đổi lối sống giúp phòng giống bệnh ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi, liệu có cơ hội sống hình ảnh 3

Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa bệnh ung thư phổi, nhưng bạn có thể giảm bớt nguy cơ nếu:

-         Ngừng hút thuốc. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy ngừng hút thuốc ngay bây giờ. Việc bỏ thuốc làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, thậm chí khi bạn đã hút trong nhiều năm. Nói chuyện với bác sĩ về các chiến lược và cách hỗ trợ cai thuốc lá. Những lựa chọn bao gồm các sản phẩm thay thế nicotine, thuốc uống và các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng.

-         Kiểm tra sự hiện diện của khí radon trong nhà. Hãy để ý và tìm hiểu mức radon trong nhà, đặc biệt khi bạn đang sống trong khu vực mà vấn đề radon được cảnh báo. Nồng độ radon cao có thể được khắc phục để làm cho nhà ở an toàn hơn.

-         Tránh chất gây ung thư tại nơi làm việc. Hãy có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình khỏi tiếp xúc với hóa chất độc hại tại nơi làm việc. Làm theo những biện pháp phòng ngừa của công ty. Ví dụ, nếu bạn được phát mặt nạ bảo vệ, hãy luôn luôn mang nó. Hãy hỏi bác sĩ về những việc khác bạn có thể làm. Nguy cơ tổn thương phổi từ chất gây ung thư tại nơi làm việc sẽ còn gia tăng nếu bạn hút thuốc.

-         Theo chế độ ăn uống đầy đủ trái cây và rau. Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau. Các vitamin và chất dinh dưỡng có nguồn từ thức ăn là tốt nhất. Tránh dùng vitamin liều cao dưới dạng thuốc viên vì chúng có thể gây hại. Ví dụ, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi ở người hút thuốc nặng bằng cách cho họ bổ sung beta carotene. Tuy nhiên, kết quả cho thấy các chất bổ sung lại làm tăng nguy cơ ung thư ở người hút thuốc.

-         Uống rượu điu độ . Phụ nữ nên giới hạn dưới 1 ly rượu mỗi ngày và đàn ông nên giới hạn dưới 2 ly rượu mỗi ngày. Nếu bạn trên 65 tuổi, không nên uống quá 1 ly mỗi ngày.

-         Tập thể dục. Cố gắng tập thể dục hiếu khí (có sự tiêu thụ Oxy) vừa phải trong ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc thể dục gắng sức ít nhất 75 phút mỗi tuần. Bạn cũng có thể kết hợp của vận động vừa phải và gắng sức. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu việc tập thể dục của bạn chưa thường xuyên. Nên bắt đầu từ từ và dần dần thêm nhiều hoạt động khác. Đi xe đạp, bơi lội và đi bộ là những lựa chọn tốt. Tăng thêm giờ tập thể dục hằng ngày, ví dụ đỗ xe xa nơi làm việc và đi bộ phần còn lại của quãng đường hoặc đi cầu thang thay vì dùng thang máy. Rèn luyện cơ bắp cũng rất quan trọng. Nên cố gắng tập thể lực ít nhất hai lần một tuần.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Bệnh ung thư phổi, liệu có cơ hội sống?

Bệnh ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở cả nam và nữ. Số người chết vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người chết vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.

Lao màng phổi

Lao màng phổi là bệnh lý do vi trùng lao gây ra trong khoang màng phổi (bao bọc bên ngoài lá phổi là hai lá màng phổi, giữa hai lá này hình thành một khoang chứa một lớp dịch rất mỏng trong điều kiện bình thường).

Bệnh tràn dịch màng phổi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác.

Bệnh tràn dịch màng phổi xảy ra khi có quá nhiều dịch trong khoang màng phổi. Tràn dịch màng phổi thường không nghiêm trọng tuy nhiên cũng có những trường hợp đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi là căn bệnh rất dễ mắc ở trẻ nhỏ. Bệnh tiến triển rất nhanh mà không có triệu chứng đặc hiệu khiến việc nhận biết rất khó khăn. Viêm phổi (còn gọi viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ) là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức quanh phế nang. Ở Việt Nam, trẻ viêm phế quản phổi chiếm 30-34% các trường hợp đến khám và điều trị tại bệnh viện. Tử vong do viêm phổi chiếm 75% trong các bệnh lý hô hấp.