Các loại thuốc điều trị viêm họng
Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol, aspirin) thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng do viêm họng gây ra như: sốt, đau họng, khó nuốt.
Nhóm thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofene, diclophenac…) thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) do viêm họng gây ra.
Nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid (prednisolon, dexamthason, betamethason…): thường được sử dụng trong điều trị viêm họng ở tình trạng nặng.
Dung dịch súc miệng: trong thành phần thường có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm và chất gây tê cục bộ.
Các loại thuốc điều trị viêm họng thường được dùng
Giúp giảm đau và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi miệng.
Thuốc viên ngậm trị đau họng: có tác dụng giảm đau và trị nhiễm khuẩn miệng, họng, trong thành phần thường có chứa kháng sinh, kháng khuẩn, kháng viêm và chất gây tê cục bộ.
Nhóm thuốc kháng sinh: thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị viêm họng nhiễm khuẩn, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa các biến chứng. Các thuốc kháng sinh có thể sử dụng ở dạng thuốc viên hay thuốc chích. Sau đây là một số nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng:
Nhóm thuốc beta-lactamin: amoxicillin kết hợp với axít clavulanic, cephalexin, ceftriaxone…
Nhóm thuốc macrolid: clarithromycin, erythromycin, azithromycin…
Đối với viêm họng do virút, thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị.
Cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm họng
Khi sử dụng các loại thuốc điều trị viêm họng cũng cần lưu ý
- Không nên sử dụng thuốc aspirin cho trẻ em vì gây ra hội chứng Reye (một dạng bệnh lý não - gan) rất nguy hiểm!
- Không được sử dụng thuốc giảm đau aspirin, nhóm thuốc kháng viêm non-steroid và nhóm thuốc corticosteroid cho người có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng.
- Khi sử dụng các thuốc kháng sinh, người bệnh cần tuân theo đúng thời gian của phác đồ điều trị, tránh tự ý ngừng thuốc vì sẽ gây ra nguy cơ đề kháng kháng sinh.
- Việc sử dụng các thuốc điều trị viêm họng trên có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ định điều trị của thầy thuốc, tránh tự ý sử dụng.
- Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị viêm họng, cần áp dụng các biện pháp sau đây để giúp tăng cường hiệu quả điểu trị:
- Nghỉ ngơi, giữ ấm người để giúp cho họng được thư giãn và cơ thể phục hồi sức đề kháng.
- Uống nhiều nước để tránh khô họng và ngăn ngừa tình trạng mất nước của cơ thể.
- Súc miệng bằng nước muối để vệ sinh miệng- họng, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Tránh các tác nhân kích thích gây viêm họng như bia, rượu, thuốc lá…
- Đối với viêm họng, việc phòng ngừa bệnh là hết sức quan trọng:
- Tránh tiếp xúc gần gũi với người đang mắc bệnh viêm họng.
- Không dùng chung thức ăn, nước uống với người đang mắc bệnh.
- Nên rửa tay thường xuyên khi cầm nắm đồ vật nghi ngờ bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virút