Bạn muốn biết thêm về căn bệnh đục thủy tinh thể ở người già

Tác giả: Trang Pham. Ngày đăng: 05-06-2017

Bạn muốn biết thêm về căn bệnh đục thủy tinh thể ở người già: Bệnh đục thủy tinh thể ở người già là nguyên nhân thứ hai gây giảm thị lực trên phạm vi toàn cầu, chỉ sau tật khúc xạ, và thường xảy ra ở người cao tuổi. Cho đến nay phương pháp điều trị có hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật.

Thế nào là đục thủy tinh thể ở người già?

Thể thuỷ tinh là một thấu kính trong suốt ở bên trong con mắt. Nó góp 1/3 vào năng lực hội tụ của nhãn cầu. Công suất hội tụ của thể thuỷ tinh được đảm bảo khi nó còn trong suốt, các mặt cong và độ dầy còn nằm trong giới hạn sinh lý. Ngoài ra thể thuỷ tinh còn có chức năng lọc tia tử ngoại – tia có hại có trong phổ bức xạ của mặt trời. Khi các phân tử protein không hoà tan bị tích tụ trong thể thuỷ tinh cùng với tuổi tác thì tính trong suốt của nó không còn nữa. Các tia sáng khi đi qua vùng bị đục sẽ bị tán xạ mạnh gây giảm thị lực. Đục thể thuỷ tinh được coi là đáng kể khi nó làm giảm thị lực xuống còn < 3/10.

Bạn muốn biết thêm về căn bệnh đục thủy tinh thể ở người già

Đục thủy tinh thể ở người già là bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi

Bệnh đục thủy tinh thể ở người già (cataract) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới và ở Việt Nam, bệnh thương gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất; khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì. Bệnh đục thủy tinh thể ở người già là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể. Sự đục mờ này ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa.

Triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể ở người già

- Thị lực giảm: Thường quờ quạng, nếu lớn hơn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt. Thị lực giảm tỉ lệ thuận với mức độ đục thể thuỷ tinh.

- Loá mắt: đục thủy tinh thể ở người già bắt đầu thường gây loá mắt với ánh sáng, nhìn thấy " hào quang" xung quanh đèn, nhìn mờ hơn nơi râm mát và ban đêm, gây khó chịu cho người bệnh. Sự khó chịu này đặc biệt xảy ra ở hình thái đục thể thuỷ tinh dưới bao sau.

- Mắt nhìn gần tốt hơn so với trước đó: Mắt bị đục thủy tinh thể ở người già ban đầu có xu hướng cận thị hoá, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên.

- Lác mắt: Trong nhiều trường hợp đây là một trong các lí do khiến bệnh nhân đi khám bệnh, nguyên nhân là do đục thể thuỷ tinh, mắt đó bị nhược thị và lác.

Bạn muốn biết thêm về căn bệnh đục thủy tinh thể ở người già-h2

Những triệu chứng khi bị đục thủy tinh thể ở người già

- Sức nhìn kém trong các vùng sáng bao quanh. Nhìn một vật thành hai hoặc ba.

- Thường xuyên thay đổi kính đeo mắt. Bị đục thủy tinh thể ở người già nặng có thể thấy ánh sáng và nhận ra được các tương phản mạnh về màu sắc, nhưng không thể đọc sách báo.

- Nhìn đôi, nhìn thấy nhiều vật cùng một lúc, nhìn như qua sương mù …tất cả những khó chịu đó được giải thích là do thể thuỷ tinh bị đục đã làm tán xạ các tia sáng đi qua nó.

Hãy khám mắt nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi trong tầm nhìn. Nếu phát triển tầm nhìn thay đổi đột ngột, chẳng hạn như tầm nhìn đôi hoặc vết mờ, gặp bác sĩ ngay.

 

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan