Thần Kinh

thưa bác sĩ, em năm nay 21 tuổi. em thương bị tê tay khi ngủ hoặc để tay co gập tầm 20 giây là có cảm giác tê tê, hoa mắt, chóng mặt và đau đầu nặng. bác sĩ có thể tư vấn giúp em là em bị gì và phương pháp chữa trị được không ạ. em xin cảm ơn

nguyễn thị trang

(2016/07/14 15:34)

Chào bạn!\nTê nhức chân tay là một bệnh khá phổ biến, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như:\n- Do một số bệnh rối loạn chuyển hóa: đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Do thiếu vitamin nhóm B: B1, B12, thiếu acid folic, thiếu canxi, kali. Do các bệnh lý: hội chứng ống cổ tay, bệnh lý cột sống, viêm khớp… dẫn đến rối loạn, tê liệt dây thần kinh cảm giác. Ngoài ra, tê nhức chân tay nhưng không phải do bệnh lý cũng rất thường gặp trong một số trường hợp: do đứng quá lâu, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau làm cho máu khó lưu thông, bị ứ đọng cũng làm cho chân tay bị tê buốt hoặc do ảnh hưởng của thời tiết.\nBạn năm nay mới 21 tuổi nhưng chân tay thường bị tê cứng và hay bị chóng mặt. Nguyên nhân có thể là do bạn bị thiếu canxi. Canxi đóng vai trò chính trong quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormon và đông máu, điều hoà nhiều enzym khác nhau nên khi cơ thể bị thiếu vi chất này sẽ dẫn đến một loạt các biểu hiện nguy hiểm như cơn tetani, loạn nhịp tim hoặc rối loạn dẫn truyền trong tim, tê nhức chân tay… Trước mắt, bạn cần bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Cụ thể như sau: Uống sữa, ăn sữa chua, phô mai, bơ và kem.. Bổ sung đậu nành trong thực đơn hàng ngày. Đảm bảo chế độ ăn nhiều rau xanh nhất là các loại rau chứa nhiều canxi như cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải. Uống thuốc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý bổ sung canxi với liều lượng nhỏ, 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 15 phút mỗi ngày giúp cơ thể xây dựng vitamin D tự nhiên. Không uống quá nhiều cà phê, trà, hoặc các thức uống chứa caffeine khác. Ngoài ra bạn cũng cần bổ sung các vitamin nhóm B để giảm bớt triệu chứng chóng mặt. Bên cạnh đó, bạn cần vận động thường xuyên và có chế độ tập luyện phù hợp với thể trạng như: đi bộ, thái cực quyền, khí công, cần tránh đứng quá lâu hay ngồi lâu một chỗ, tránh ngồi xổm, tránh mang xách nặng và vào những lúc thời tiết thay đổi nhất là những ngày từ nóng, ấm chuyển sang lạnh cần phải giữ ấm cơ thể. Làm như vậy một thời gian mà bệnh không đỡ, bạn nên đi khám bác sĩ để loại trừ những nguyên nhân bệnh lý khác và có hướng điều trị kịp thời.\nChúc bạn mạnh khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan