Da Liễu

Cháu chào bác sĩ cháu là nam . Tết năm vừa rùi cháu có bị đau ở gót chân trái . Khi xem thì cháu thấy chỗ gót đó có bị đen bên trong da như bị gai đâm vào . Ban đầu cháu ngĩ là gai . Nên lấy kim chọc để lẩy ra . Sau khi chọc ra thì không phải là gai mà giống như máu tụ . Sau đó cháu không để ý nữa nhưng chỗ cháu đâm kim nó tạo thành 1 lỗ nhỏ sâu tầm 1mm sung quanh lỗ đó da cứng và rất đau . Cháu dùng dao lam cát phần da cứng đi cho bằng với mặt lỗ nhưng sau đó tầm 1 tuần da lại đùn ra và vẫn tạo thành lỗ . Cháu làm như thế ba bốn lần nhưng không tác dụng gì và rất đâu . Có người bảo đấy là mụn cơm . Vậy bác sĩ có thể giải đáp cho cháu bị gì không ạ . Và có phải mụn cơm kông ạ . Và điều trị làm sao . Cháu cảm ơn bác sĩ ạ . !

nghiêm văn sửu

(2016/06/23 18:12)

Chào cháu,
Với những triệu chứng mà cháu miêu tả thì rất có thể cháu bị mụn cóc ở bàn chân.
Mụn cóc mọc ở lòng bàn chân là một nhiễm trùng da do virus HPV gây ra.
- Các vị trí thường gặp của mụn cóc ở bàn chân:
+ Bàn chân, đặc biệt ở những vùng chịu sức nặng của cơ thể (như gót chân và các vùng da đệm dày chẳng hạn)
+ Các kẽ ngón
- Mụn cóc ở bàn chân có thể mọc đơn độc hoặc từng cụm. Chúng có hình dạng dày, thô, giống các cục chai ở lòng bàn chân. Ngoài ra, mụn cóc ở lòng bàn chân còn có nhiều chấm đen ở bề mặt do các mạch máu nhỏ li ti tạo thành.
- Các mụn cóc ở lòng bàn chân thường gây đau.
- Nhiễm mụn cóc thường được mô tả như sau:
+ Mụn cóc nhỏ ở bàn chân: một hoặc nhiều tổn thương nhỏ không đau
+ Nhiều mụn cóc ở bàn chân mức độ trung bình: Nhiều tổn thương, có thể gây khó chịu.
+ Mụn cóc khổng lồ ở bàn chân: Nhiều mụn cóc, bao phủ phần lớn bàn chân, gây đau và khó chịu đáng kể.
Do chúng có thể tự khỏi, nên không cần thiết phải điều trị tất cả các mụn cóc. Ngoài ra, điều trị không phải lúc nào cũng diệt được hết mụn cóc hay phòng ngừa được các mụn khác xuất hiện. Việc điều trị có thể gây đau đớn, để lại sẹo và cần được thực hiện nhiều lần, do đó chỉ nên tiến hành đối với những trường hợp mụn cóc gây nhiều phiền phức và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
+ Băng dính dán mỗi ngày lên vùng tổn thương có thể hiệu quả, dù cơ chế chưa được biết rõ. Băng phải thật dính và lưu trong vài ngày. Trong lúc thay đổi băng dính, nên ngâm mụn cóc trong nước ấm, và loại bỏ các lớp da lỏng lẻo bằng một miếng giấy nhám mịn.
+ Các thuốc chấm mụn cóc bán tự do chứa salicylic acid tác dụng bằng cách tiêu hủy lớp da bị virus làm thương tổn. Cần điều trị mỗi ngày. Thuốc có thể gây kích ứng nếu chạm phải mô lành chung quanh; thuốc dán chứa 40% salicylic acid có hiệu quả khá tốt. Cắt một miếng nhỏ và dán kín lên mụn cóc, sau đó dán thêm một miếng băng dính để giữ chặt. Giữ thuốc trong 2–3 ngày. Gỡ thuốc dán và băng dính rồi giũa bỏ lớp mô chết trên bề mặt da bằng giấy nhám. Dùng tiếp một miếng thuốc dán 40% salicylic acid và phủ lại bằng băng dính. Thực hiện nhiều lần như thế cho đến khi mụn cóc biến mất hoàn toàn. Nhiều mụn cóc ở lòng bàn chân biến mất sau 1-2 tháng điều trị.
+ Các thuốc gây đông lạnh mụn cóc bán tự do hình như ít tác dụng.
+ Những người khác cùng gia đình nên tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm v.v.
Cháu cần đi khám chuyên khoa da liễu trong những trường hợp sau:
+ Mụn cóc đau và chảy máu.
+ Mụn mọc nhiều và lan tỏa nhanh.
+ Mụn cóc ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và không đáp ứng với các phương pháp tự chăm sóc.
- Mụn cóc ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc có rối loạn tuần hoàn cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và điều trị.
Cháu có thể tự điều trị theo hướng dẫn trên và đi khám nếu cần nhé!
Chúc cháu nhiều sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan