Tai Mũi Họng

Chào các bác sĩ, em là nam, năm nay 35 tuổi, trước đây có hút thuốc lá nhiều, nhưng đã bỏ thuốc lá cách đây tầm 1 năm và chuyển sang hút thuốc lào (Vì em hy vọng nó không hại bằng thuốc lá và đỡ tốn nhiều thời gian) hiện tại vẫn hút thuốc lào, thi thoảng vẫn uống rượu beer, cũng có thể dục thể thao chút chút. Hiện tại em đang có một số triệu chứng như sau: 1-Trung bình một ngày khoảng 2 lần tự nhiên bị hắt hơi và chảy nước mũi trong khoảng 3-5 phút, xì xoẹt hết ra một lúc sau thì khỏi, nhưng hầu như ngày nào cũng bị. 2-Sáng ngủ dậy luôn có đờm trong họng. 3-Khi nào hút thuốc lào nhiều hoặc hút liên tiếp 2 3 lần trong thời gian ngắn thì có hiện tượng vướng vướng ở họng khiến cứ phải ậm èm, nếu cố è è rồi khạc ra thì có những cái đờm nhỏ nhỏ đen đen, sau khoảng 2 3 lần khạc ra được như vậy thì mới thấy thoải mái. 4-Buổi chiều nếu hút thuốc lào nhiều thì hay bị đầy bụng. 5-Ăn cơm buổi trưa xong hay bị đầy bụng (buổi tối thì ít bị hơn), đi đại tiện thì bình thường nhưng trung bình mỗi ngày 2 lần, có hôm 3 lần. 6-Cố gắng uống nhiều nước thì lại rất buồn đi tiểu, cảm giác như cứ uống 1 cốc vào thì đi tiểu phải hết gần nguyên cốc đó và ko thấy hấp thụ gì vào người hay sao ấy...... Vậy nhờ các bác sĩ tư vấn giúp em xem liệu em có khả năng nguy cơ bị bệnh gì không và nên làm gì ạ? Dạo gần đây em có đọc nhiều báo chí về ung thư nên em cứ lo lo. Mong các bác sĩ cho lời khuyên ạ. Em cảm ơn nhiều ạ!

Nguyễn Văn Nam

(2016/04/26 18:54)

Chào bạn,
Chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm nhận được những kích thích của chất Nicotine lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể. Một số vùng có những thụ thể tiếp nhận Nicotine ở não, cho nên khi hút thuốc lá, người hút có thể thấy trí óc sáng suốt và làm việc có hiệu quả hoặc trong những lúc căng thẳng, lo âu, thuốc lá có thể làm cho người hút cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn. Nicotine tác động làm tăng tiết các chất dẫn truyền thần kinh trung gian (neurotransmitters) và các nội tiết tố tham dự vào chức năng kháng lại các stress của cơ thể như cathecolamine (epinephrine, norepinephrine và dopamine), beta endorphine và các loại cortisol. Những chất này làm cho người hút thuốc lá cảm thấy bình tỉnh, tự tin, bớt lo âu và có sức để làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế nếu chúng ta càng hút nhiều, cơ thể bị kích thích tiết các chất nội tiết tố liên tục cho đến khi các chất này bị cạn kiệt, lúc ấy thay vì có cảm giác sảng khoái, người bệnh lại thấy mệt mỏi hơn, khó tập trung tư tưởng, cáu gắt và suy sụp tinh thần mau chóng.
Bạn hút thuốc lá, thuốc lào kéo dài việc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe là điều tất yếu, đặc biệt là viêm đường hô hấp trên và cũng không loại trừ khả năng ung thư
· Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản.
· Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản.
· Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi.
b. Bệnh lý hệ mạch máu: bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, bệnh thuyên tắc động mạch, tai biến mạch máu não.
c Ung thư các cơ quan khác: ung thư môi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung.
d. Các ảnh hưởng của thuốc lá lên chức năng sinh sản:
Nam giới hút thuốc lá có thể bị suy nhược sinh dục hay liệt dương.
e. Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh: những chứng minh gần đây cho thấy hút thuốc lá làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não.
Do vậy bạn cần phải đi xét nghiệm tổng quát để biết mình đang tổn thương ở cơ quan nào từ đó có hướng điều trị phù hợp. Trước tiên bạn nên bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan