Da Liễu

chào bác sỹ,cháu năm nay 23t,trước đây cháu đã từng bị khô môi kéo dài (gần 2 năm),có đi khám trên da liễu và uốnng thuốc vài đợt nhưng không hết,nên cháu tự ý bỏ ngang,không điều rị nữa,lúc nào trong người cháu cũng có 1 tuýp vaseline. gần 1 tháng nay môi cháu tự nhiên hết khô và trở lại bình thường.nhưng 2-3 ngày trở lại đây,nó lại bị khô rát ở môi trên,có hơi đỏ và bong vảy. không biết là cháu bị gì ,nên uống thuốc và có cần kiêng ăn hay uống gì không,bác sỹ tư vấn giúp cháu .(cháu không sử dụng son môi và mỹ phẩm khác )

Nhị Phạm

(2016/03/24 16:35)

Chào cháu,
Theo những gì cháu miêu tả thì có thể cháu bị viêm môi bong vảy. Viêm môi bong vảy (Chelitis exfoliative) là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng môi bị viêm, bong vảy trong phạm vi viền môi, không lan ra phía bên ngoài. Nguyên nhân chưa được xác định rõ, nhưng thường là biểu hiện của một bệnh nào đó bên trong cơ thể. \nBiểu hiện của bệnh
- Viêm nhẹ: bong vảy nhẹ, hay tái đi tái lại. Khi vảy bong ta thấy bề mặt môi bị đỏ và hơi rát hoặc đau nhẹ. Trường hợp này không rõ nguyên nhân.
- Viêm môi bong vảy mạn tính: bệnh hay gặp hơn và thường là một trong các biểu hiện của một số bệnh về da. Các bệnh hay gặp là viêm da dầu, viêm da cơ địa, vảy nến, bệnh nhân đang được điều trị bằng retinoid, mẫn cảm ánh nắng mặt trời, thói quen hay liếm môi... Nhiều trường hợp viêm môi tróc vảy là do dị ứng với một số các chất như dị ứng với thành phần có trong son môi hoặc đôi khi các chất màu có trong son môi lại là tác nhân gây mẫn cảm ánh nắng mặt trời gây viêm, kem đánh răng, dung dịch súc miệng... Các chất khác có thể gặp như son bôi móng tay, dung dịch cạo râu...
Môi viêm đỏ vảy dày lên hết lớp này đến lớp khác làm thành những vảy to dày. Nền ở dưới đỏ tươi, ẩm ướt. Nếu viêm kéo dài thì có thể gây nứt nẻ môi, chảy máu. Một số trường hợp viêm môi kèm theo nứt kẽ mép làm ảnh hưởng đến ăn uống, nói cười của bệnh nhân.
Bệnh nhân chú ý không liếm môi, bóc vảy trên môi.
Loại bỏ tất cả các nguyên nhân nghi ngờ gây viêm môi. Nếu là biểu hiện của bệnh da nào thì ta phải điều trị tích cực bệnh da đó. Bôi các loại kem làm mềm da, ẩm da như cream vitamin E, kẽm oxyd, nitrat bạc. Có thể bôi một trong các chế phẩm có steroid hoạt phổ nhẹ như: eumovate, fobancort, fucicort, chlorocide H... ngày 2 lần trong 1- 2 tuần.
Trường hợp dai dẳng có thể chiếu một đợt laser helineon hoặc điều trị bằng thuốc tăng cường miễn dịch. Triderm là một thuốc bôi có chứa steroid hoạt phổ mạnh nên chỉ được bôi trong một thời gian ngắn 1 - 2 tuần. Còn protopic có tác dụng tạm thời nên bệnh vẫn tái phát sau khi dừng bôi thuốc. Khi phản ứng viêm mạnh thì phải uống một đợt kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Có thể tăng cường một đợt vitamin nhóm B, C...
Cháu có thể đi khám tại Bệnh viện da liễu để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và kê đơn điều trị.
Chúc cháu sớm khỏi!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan