Sản Phụ Khoa

Em năm nay 25t. Có chồng đươc hơn 1 năm. Chồng e muốn có con nhưng em chưa muốn nên e lén sử dụng thuốc hằng ngày. Dùng gần hết 1 vỉ thì chồng e phát hiện nên cấm. Sau đó lâu lâu e có lén dùng thuốc 24h. Tổng cộng khoảng 7 viên trong vòng 2 tháng. Chu kì kinh gần đây nhất của em là 4 ngày. Sau khi hết 2 ngày em có qh lại thì bị rỉ máu. Em lén uống thêm 1 viên nữa thì bị xuất huyết như có kinh. Máu loảng màu nhạt. Đến nay đã được 3 ngày thì chuyển sang màu sậm hơn nhưng vẫn lõang. Lại xuất hiện thêm triệu chúng đau vùng bụng dưới rốn. Đau nhất là bên trái. Đi xe máy cũng thấy nhói. Bác sĩ cho em hỏi e có nguy cơ bị bệnh gì nguy hiểm không? Phải khám những gì? Ở đâu và chi phí bao nhiêu ạ? Em cảm ơn

Hương Diệp Lâm

(2016/03/18 19:29)

Chào bạn,
Bụng dưới bên trái là khu vực từ rốn đến xương chậu của. Góc phần tư bụng dưới bên trái bao gồm các mô khác nhau, bao gồm cả cơ bắp, mỡ và mô liên kết. Ngoài ra, phần cuối của ruột già, bao gồm cả đại tràng sigma và trực tràng cũng nằm trong góc phần tư này. Ở nữ giới, vùng bụng dưới bên trái cũng chứa cả buồng trứng.
Đau bụng bên trái có thể do tình trạng đau sưng ruột già sự co thắt quá mạnh (bị rối loạn tiêu hóa), đường tiểu bị đau, đặc biệt ở nữ giới, đây còn có thể là tình trạng buồng trứng, tử cung bị đau hoặc buồng trứng bị xoắn.
Đau bụng dưới bên trái có thể là triệu chứng báo hiệu bạn bị rối loạn tiêu hóa. Cơn đau bụng dưới thường đau quặn gần với đau đẻ, người nóng sốt, đầy bụng, tiêu chảy hay đi vệ sinh ra máu.
Trường hợp các cơ quan bên trọng bụng dưới bên trái bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ gặp những cơn đau rất khó chịu, cơn đau buốt và lan tới cả vùng giữa bụng, vùng phía dưới rốn. Người bệnh đi tiểu có cảm giác đau buốt, đái dắt, thậm chí đi tiểu ra máu.
Đau bụng dưới bên trái có nguyên nhân xuất phát từ buồng trứng như trứng rụng nhưng bị xoắn lại với nhau thì người bệnh có thường bị đau quặn.
Đau bụng dưới bên trái do nhiều nguyên nhân, vì vậy để biết chính xác nguyên nhân do đâu, người bệnh cần đi khám và thực hiện các xét nghiệm, siêu âm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thận và đường tiểu...
Tuy nhiên, không nên chủ quan chỉ chẩn đoán nguyên nhân đau bụng dựa trên các triệu chứng hoặc vị trí cơn đau. Khi xuất hiện cơn đau bụng, người bệnh nên được nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng, nên ăn đồ ăn nhẹ. Trường hợp triệu chứng đau bụng không có dấu hiệu giảm hoặc thấy xuất hiện các triệu chứng thở gập, xuất huyết, nôn, sốt cao, người bệnh nên lập tức đi viện để được các bác sĩ điều trị kịp thời. Chi phí khám còn phụ thuộc vào từng bệnh viện và từng loại bệnh và các xét nghiệm liên quan. Do vậy bạn nên tham khảo trực tiếp bạn nhé
Thân ái

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan