Da Liễu

Thưa bác sĩ,con cháu hiện nay được 4 tháng tuổi.bắt đầu trong 3 tháng tuổi cháu xuất hiện 1 đám sần đỏ bằng 2 đốt ngón tay ở gần mắt,đi khám da liễu bác sĩ kết luận là bị chàm.bác sĩ kê Eumovate va eucerin để bôi.cháu bôi được 2 hôm thì đỡ và dừng bôi Eumovate,chỉ bôi nguyên loại thuốc còn lại.Tuy nhiên 1,2 hôm sau con cháu lại bị tái phát trở lại.vậy cháu xin hỏi bác sĩ xem có loại thuốc khác mà có thể kéo dài thời gian tái phát được không ạ và bệnh này có khỏi hẳn được không ạ.có cần phải kiêng gì trong ăn uống sinh hoạt không

Thanh Loan

(2016/03/17 16:09)

Chào cháu,
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nhưng phát sinh do hai yếu tố là cơ địa và dị ứng nguyên. Cơ địa thì có thể do gia đình bệnh nhân có người bị chàm. Dị ứng nguyên là do người bệnh dùng các thuốc hay gây phản ứng phụ, do ngành nghề, dùng mỹ phẩm, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, ăn các thực phẩm gây kích ứng…
– Da khô có xu hướng dị ứng chàm thường xảy ra đối với trẻ có làn da khô màu đỏ, nghèo lipid và cấu trúc da quá kín khít. Vì vậy da bé dễ bị tổn thương hơn và cho phép sự thâm nhập của các tác nhân bên ngoài dẫn đễn quá trình da bị viêm. Sự phá hủy hàng rào chắn này sẽ dẫn tới những phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch được đặc trưng bởi chàm dị ứng.
– Chàm có thể bắt nguồn từ tiền sử gia đình hoặc do kích thích bởi hóa chất, chẳng hạn hóa chất được tìm thấy trong bột giặt. Vì thế, cần chọn các sản phẩm giặt giũ dành cho làn da nhạy cảm của bé.
– Thời tiết ít độ ẩm gây khô da là nguyên nhân chính của bệnh chàm.
– Lông vật nuôi khiến bệnh chàm nặng hơn. Do đó, bạn không nên nuôi vật nuôi trong nhà. Nếu có, những chú cá cảnh là hợp lý nhất.
– Chế độ ăn uống và bệnh chàm: Đôi khi chàm là triệu chứng của dị ứng thực phẩm. Thông thường, chàm có thể do trứng hoặc sữa bò.
– Bụi và bệnh chàm: “Bụi bẩn làm nặng thêm bệnh chàm” – Lindsey Macmanus (chuyện gia dị ứng từ Anh) cho biết. Bà khuyến cáo cha mẹ nên dùng giẻ ẩm để lau dọn nhà và đầu tư vào một bộ lọc không khí.
– Quần áo và bệnh chàm: Trang phục vải tổng hợp hoặc len có thể kích ứng làn da nhạy cảm. Vì thế, cần lựa chọn quần áo cotton và giữ làn da bé luôn thoáng mát. Đối với ga gối cũng nên chọn chất liệu tương tự. “Bỉm” được khuyến nghị nếu con bạn bị chàm vì nó hút chất lỏng tốt, ngăn chặn làn da nhiễm khuẩn và trở nên đau.
Quan trọng là không để cho vùng da bị chàm chịu tổn thương nặng hơn nên phải tìm được phản ứng nguyên là điều quan trọng nhất. Các vết chàm thường khô và ngứa nên phải dùng kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da dạng kem hoặc nước để giữ độ ẩm cho da.
Cách tốt nhất là bôi thuốc sau khi tắm bé tại nhà và trước khi đi ngủ để lúc đó đảm bảo da sạch sẽ hoàn toàn. Chế độ ăn cũng cần phải tuân thủ khi mắc bệnh. Đối với trẻ em, việc điều trị các vết chàm thường khó khăn hơn so với người lớn, vì thế cần phải dùng các thuốc đúng theo đơn của bác sĩ.
Cháu cần chú ý:
Vệ sinh và tắm rửa :
- Cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh cào xước da khi bé gãi
- Tránh tắm cho bé trong bồn tắm hay vòi hoa sen qua lâu (5 đến 10 phút) trong nước ấm không được quá nóng (36oC) sử dụng các sản phẩm tẩy rửa không chứa xà phòng và không hương liệu, tránh dùng găng khi tắm cho bé.
- Làm khô da bé bằng khăn cotton 100% một cách nhẹ nhàng, thấm khăn nhẹ trên da mà không lau quá mạnh.
- Làm ẩm da bé sau khi tắm bằng một loại kem dưỡng ẩm da thích hợp.
- Kết hợp với Nước làm sạch không cần rửa lại đặc biệt để vệ sinh trong ngày
Trong phòng bé :
- Hãy làm ẩm phòng của bé.
- Để phòng của bé thật thoáng khí bằng cách bật máy điều hòa thường xuyên, hạn chế để bé của bạn trong một căn phòng có đầy khói
- Quét dọn phòng bé thường xuyên để tránh bụi và vụn vải (vải trải thảm, vải lông…)
Quần áo của bé :
- Hãy sử dụng quấn áo lót bằng chất liệu cotton 100%, tránh dùng len và các vật liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé.
- Sử dụng chất giặt tẩy thích hợp và tránh sử dụng chất làm mềm vải
Thực phẩm của bé:
- Nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể.
- Chỉ đa dạng các loại thức ăn cho bé từ 6 tháng trở đi
- Trì hoãn cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá
Trường hợp bé bị kéo dài, cháu nên đưa bé đi khám chuyên khoa da liễu. Cháu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ! Theo chúng tôi, cháu nên đưa bé tái khám sau mỗi đợt điều trị để chữa dứt điểm cho bé!
Con cháu đã dùng thuốc, mới 2 ngày, thấy đỡ và cháu ngừng thuốc nhưng lại bị lại. Cháu nên dùng cả 2 thuốc cho con nhé! Còn nếu điều trị lâu không đỡ (1,2 tuần) thì cháu hãy mang con đến các bệnh viện để các bác sỹ chuyên khoa khám và cấp thuốc cho bé.
Chúc bé mau khỏi!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan