Da Liễu

E chân thành mong giúp e ạ. Gần tết nhất đến nơi rồi mà..số là e bị hồng ban nút. Năm trước e kê theo đơn bác sĩ là Prednisolon, Erythromycin, paracetamol và vit 3B. E uống đơn này 15 ngày thì bệnh giảm hẳn, hết hẳn. Nhưng sau đúng 1 năm, e tái phát lại . Lần này gặp bs khác, kê cho e xorimax, paracetamol , tocimat180 và kingdomin C . E uống đơn thứ 2 được 3 ngày thì thấy mấy nốt ban ko có dấu hiệu giảm mà còn sưng nhức hơn nữa. E tiếp tục theo đơn này hay xin mua đơn cũ 1 năm trước đây ạ ?. Vì e có hỏi bs đơn mới thì bác bảo đơn cũ ko tốt. Trong khi đó có người lại bảo mua lại đơn cũ mà uống cho có tác dụng. E đang lo lắng quá, bệnh này ảnh hưởng đến khớp xương làm e ko đi đâu được, nhức mỏi cả người. Xin giúp e với. E nên làm sao đây

hà ly

(2016/02/05 00:18)

Chào em,
Hồng ban nút (HBN) là những phát ban dạng nốt viêm bì-hạ bì cấp, thường xảy ra giới hạn ở mặt duỗi của cẳng chân, có thể có tình trạng mãn tính hoặc tái phát. HBN được xem như là một tình trạng phản ứng quá mẫn, có thể xảy ra phối hợp với nhiều bệnh lý hệ thống, do thuốc điều trị hay không rõ nguyên nhân. Phản ứng viêm xảy ra sâu đến lớp hạ bì, trong mô mỡ.Tổn thương bắt đầu bằng những nốt đỏ sưng đau, bờ không rõ, d~2-6cm. Trong tuần đầu, sang thương cứng, căng đau nhiều. Qua tuần thứ nhì, các nốt hồng ban có thể thay đổi tính chất, biến thành 1 áp-xe nhưng không loét hay hóa mủ. Một đợt sang thương có thể tồn tại trong 2 tuần nhưng các sang thương mới tiếp tục xuất hiện liên tục trong 3-6 tuần.\nCác sang thương HBN thường đặc biệt xuất hiện ở mặt trước 2 cẳng chân nhưng cũng có thể xuất hiện thêm ở những nơi khác, bắt đầu đổi từ màu đỏ tươi sang xanh, tím bầm từ tuần thứ 2 và thoái hóa nhạt màu dần, chuyển sang màu vàng, tróc vẩy, để lại vết thâm đen sau đó. Diễn tiến này xảy ra trung bình khoảng 2 tuần.\nĐau nhức cẳng chân và sưng phù 2 mắt cá chân có thể tồn tại trong nhiều tuần.\nkhi có tràn dịch khớp. Bệnh nhân có thể có cứng khớp buổi sáng. Khớp nào cũng có thể bị tấn công nhưng bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở mắt cá chân, khớp gối, khớp cổ tay. Triệu chứng viêm màng hoạt dịch tồn tại trong vài tuần nhưng cứng khớp có thể kéo dài đến 6 tháng nhưng không có sự hủy hoại các khớp. Dịch khớp không có phản ứng tế bào và yếu tố thấp khớp RF âm tính.\nNguyên nhân\n- 20% trường hợp hồng ban nút không rõ nguyên nhân.\n- Nguyên nhân thường gặp nhất của hồng ban nút:\n+ Trẻ em: do nhiễm vi khuẩn streptococci\n+ Người lớn: do nhiễm vi khuẩn streptococci và bệnh sarcoidosis.
Trong đa số trường hợp, bệnh lý hồng ban nút thường tự giới hạn, chỉ cần điều trị bằng cách giảm nhẹ các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân với các thuốc kháng viêm không chứa steroids NSAIDs (acetyl salicylic acid, ibuprofen, naproxen, indomethacin), đắp gạc ướt-lạnh, nghỉ ngơi, nâng thể trạng.\nColchicine có thể có tác dụng tốt trong các trường hợp HBN khó điều trị.
Đơn thuốc đầu tiên của em có corticoid, một loại thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn, không nên dùng bừa bãi, chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Em đã đi khám và được bác sĩ kê thuốc điều trị thì em nên tiếp tục điều trị theo đơn thuốc mới này. Nếu sau vài ngày nữa mà bệnh không đỡ, em nên đi khám lại nhé!
Chúc em nhiều sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan