Tai Mũi Họng

SƯNG TUYẾN MANG TAI 2 BÊN TÁI PHÁT. Chào bác sĩ, em là nam 24 tuổi, cách đây khoảng 5 năm (2012) e bị sưng 2 bên mang tai. Đi khám bệnh viện chuẩn đoán quai bị cho thuốc uống và vài ngày sau đã khỏi. Tuy nhiên khoảng 1 tháng sau thì e lại bị sưng tái phát (không sốt, không đau nhức) sưng cả 2 bên tai, sau đó cứ 1 tháng lại bị sưng tái phát từ 1 - 2 lần. Vài tháng sau e có đi khám thì lại được bác sĩ chuẩn đoán là viêm tuyến mang tai mạn tính, siêu âm thì tuyến mai tai phì đại, không có sỏi, e được tư vấn là viêm không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe, nó chỉ làm phì đại tuyến mang tai gây biến dạng mặt nên chưa cần phẫu thuật. Nghe bác sĩ tư vấn nên em cũng không điều trị hay khám gì thêm. Tuy nhiên thời gian gần đây thì thực sự em cảm thấy rất khó chịu vì 2 bên tai sưng tái phát liên tục và gần như là không xẹp xuống nữa (chỉ những khi uống rượu bia vào thì hôm sau có xuống một lúc, sau đó lại sưng lên ngay) bên phải sưng to hơn bên trái ( có thể vì e hay lấy tay sờ bên phải hơn). Em để ý từ khi bị viêm thì e hay bị cảm sốt đau họng nhiều hơn (cái này do em tự thấy chứ không chắc là do nó). Bây giờ lúc nào cũng như có 2 cái bướu đeo 2 bên mang tai, cảm giác rất khó chịu. Vậy em mong bác sĩ tư vấn cho em về loại bệnh này cũng như phương pháp điều trị dứt điểm. Nếu phải phẫu thuật thì có nguy hiểm không. Thời gian điều trị, chi phí, địa chỉ uy tín. Hiện tại em đang iwr sài gòn.

Bùi đình hiếu

(2016/01/23 00:36)

Chào bạn,
Cũng như các bệnh viêm đường hô hấp khác, viêm tuyến mang tai tái phát thường xuyên gây cản trở cho bạn trong công việc, học hành và giao tiếp.
Về điều trị, do chưa có biến chứng nên chưa phải mổ nhưng bạn có thể ngăn chặn nó bằng việc tăng cường thể dục, tăng sức đề kháng cơ thể. Vì viêm là phản ứng giữa kháng nguyên (yếu tố từ bên ngoài như vi rut, vi khuẩn tấn công vào), và kháng thể là hệ miễn dịch. Nếu yếu tố kháng nguyên tăng hoặc kháng thể giảm thì tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy chúng ta phải hạn chế kháng nguyên và tăng cường kháng thể.
Điều trị bệnh này cần phối hợp nhiều biện pháp từ thay đổi chế độ sinh hoạt, dùng thuốc phù hợp và quan trọng hơn hết là phải kiên trì.
- Tăng yếu tố bảo vệ:
+ Làm sạch khoang miệng bằng súc họng bằng nước muối pha loãng, vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
+ Làm ẩm niêm mạc họng: Uống nước lọc hoặc thay bằng cách loại nước uống có tính thanh nhiệt, giải độc như trà xanh, trà hoa cúc, nước giá đỗ, nước ép hoa quả... giúp loãng đàm và tránh để họng khô dễ bị kích thích gây ho.
+ Tăng cường sức đề kháng cơ thể: Bằng một lối sống khoa học, ăn ngủ điều độ, làm việc vừa sức cân bằng giữa công việc, thư giãn và nghỉ ngơi. Tập thể dục có vai trò quan trọng đối với viêm đường hô hấp, bạn chọn thời điểm khi mặt trời mới lên chạy bộ sẽ giúp loãng đàm cải thiện tình trạng ứ đọng đàm ở đường hô hấp, lưu thông khí huyết tăng cường sức khỏe toàn trạng và cả cơ quan hô hấp. Tăng thực phẩm có lợi cho bệnh nhân viêm đường hô hấp trong các thực đơn hằng ngày như giá, cà rốt, rau xanh, rau thơm, lá diếp cá, khế, củ cải,.. hoặc áp dụng các bài thuốc từ dân gian như hẹ chưng đường phèn, hoặc hấp tỏi, pha nghệ mật ong uống mỗi ngày,...
+ Dùng thuốc: Dùng thuốc một đợt, mỗi ngày giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát đồng thời phục hồi tổn thương. Để làm được điều này thì thuốc tây lại không phù hợp, bạn nên ưu tiên lựa chọn giải pháp từ thảo dược. Trên thực tế có nhiêu loại thảo dược trị các chứng viêm đường hô hấp mạn như Tiêu Khiết Thanh. Bạn dùng sản phẩm này 3-6 tháng sẽ cải thiện tốt vấn đề của bạn.
Nếu bạn kiên trì và quyết tâm áp dụng các biện pháp tôi vừa tư vấn trên một cách triệt để, tôi tin rằng bệnh của bạn sẽ cải thiện và tiến tới khỏi hoàn toàn.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan