Sản Phụ Khoa

chào bác sĩ.năm nay cháu 20t và đã lập gia đình,tháng này cháu trễ kinh nguyệt tới 8 ngày và tới hôm nay vẫn chưa có,cứ nghĩ có em bé cháu mua que thử tới 2 lần đều k có,mà bụng thì cháu thấy to hơn và tròn,nhưng cháu lại k hề có cảm giác buồn nôn hay giấu hiệu gì khác thường.do cháu còn đang theo học nên vợ chồng cháu vẫn sử dụng biện pháp vậy bác sĩ cho cháu hỏi do những yếu tố nào và làm thế nào để kinh đều hơn

Đặng Phương Thúy

(2016/01/19 20:46)

Chào bạn,
Kinh nguyệt đều đặn là kinh nguyệt của bạn tới trong một vài ngày cố định và lặp đi lặp lại hàng tháng (nếu bạn không có thai). Vòng kinh của bạn vào khoảng từ 28 tới 32 ngày. Nếu vòng kinh của bạn khoảng 20 ngày hoặc tới 40 ngày có nghĩa là bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, nếu ngày hành kinh của bạn ở tháng sau lệch so với ngày hành kinh của tháng trước từ 7 ngày trở lên thì đó chính là kinh nguyệt không đều.
Rối loạn kinh nguyệt có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau: Mất cân bằng nội tiết tố (estrogen và progestrogen); rối loạn tuyến giáp; thay đổi trọng lượng thất thường; tâm lý không ổn định, stress, trầm cảm… Trong trường hợp xấu hơn, đó là biểu hiện của một số các căn bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang…
Chính vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt như vậy mà bạn cần đi khám phụ khoa để biết nguyên nhân chính xác của mình là gì, từ đó các bác sĩ mới có phương hướng điều trị thích hợp, hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm những điều sau đây để ổn định nội tiết và điều chỉnh kinh nguyệt của mình:
– Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya: Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya mỗi đêm nên ngủ trước 11h đêm và dậy trước 7h sáng, ở độ tuổi dậy thì là thời điểm dễ bị rối loạn kinh nguyệt, vì thế các bạn nên ngủ đủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, đồng thời buổi trưa nên dành ra ít nhất 15 phút để thư giãn nghỉ ngơi, dù không ngủ cũng nên nằm nhắm mắt thư giãn. Để có một giấc ngủ ngon và hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trước khi đi ngủ bạn nên uống một cốc sữa ấm 30 độ C.
– Thể dục đều đặn: Dành ra 30 phút mỗi ngày cho việc thể dục thể thao tăng cường sức khỏe giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh nguyệt, bạn có thể tập các bài tập như chạy bộ, yoga, thể dục nhịp điệu, erobic,… đều là những lựa chọn phù hợp, nhưng không nên tập luyện quá nặng, quá mất sức nhé.
– Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress và các áp lực trong cuộc sống.
– Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
– Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ, tránh ăn quá nhiều chất béo
– Tránh xa các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
– Uống đủ nước hàng ngày
– Giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là trong kì kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục…
Thân ái

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan