Tai Mũi Họng

Chào bác sỹ. Con gái em 3 tuổi, cách đây 5 ngày, cháu có đi nội soi tai mũi họng, kết quả chuẩn đoán là viêm tai giữa thanh dịch. em rất lo lắng sợ bệnh này thường hay tái phát và đây là lần đầu tiên cháu bị. Em không điều trị cho cháu ở đây, vì đây là bệnh viện mới. Sau đó 2 ngày em cho cháu đến phòng khám và nội soi tai mũi họng, bs chuẩn đoán là viêm tai nhẹ và kê đơn cho cháu 1 hộp thuốc nhỏ mũi và bảo chỉ cần dùng thuốc này. Em rất băn khoăn mà chưa giải quyết được, đó là "viêm tai giữa thanh dịch" và "viêm tai nhẹ" có gì giống và khác nhau, cái nào nguy hiểm hơn? nên nghe theo kết luận nào? bác sỹ xin hay tư vấn

NGuyễn Thị Thúy

(2015/09/28 17:08)

Chào bạn
Viêm tai giữa thanh dịch là biến chứng thường gặp nhất của viêm VA. Lứa tuổi thường bị viêm VA nhiều nhất là từ 1 - 3 tuổi. Khi VA bị viêm, quá trình viêm nhiễm có thể lan vào vòi nhĩ (vòi nhĩ là một cái ống nối thông từ hòm nhĩ - tai giữa ra vòm họng), khi vòi nhĩ bị viêm nó sẽ bị tắc lại. Đến lúc này thì sự thông khí của hòm nhĩ (tai giữa) bị ngừng trệ, điều này dẫn đến việc áp suất trong hòm nhĩ bị giảm dần, khi đó niêm mạc hòm nhĩ sẽ tiết dịch nhày và làm cho hòm nhĩ ứ đầy dịch nhầy, ảnh hưởng tới sức nghe của trẻ.
Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa thanh dịch rất nghèo nàn, trẻ không sốt, không đau tai, rất ít khi có ù tai, không có chảy dịch ở tai, triệu chứng duy nhất là trẻ bị nghễnh ngãng.
Trường hợp con của bạn, có biểu hiện vòi nhỉ bị hẹp tuy nhiên chưa gây bít tắc có tên gọi chuyên ngành là viêm tai giữa thanh dịch tuy nhiên bs khác thì nói đơn giản hơn nên ghi là viêm tai giữa nhẹ. Vì vậy bạn dùng thuốc nhỏ mũi để loãng dịch mũi từ đó không gây chảy ngược vào tai và gây bít tắc, đồng thời bảo vệ tai trẻ tránh để nước vào cũng như tăng cường sưc khỏe cho cháu hạn chế mắc các bệnh tai mũi họng nói chung.
Chúc bé mau khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan