Tai Mũi Họng

chào bác sĩ ! Tôi thường xuyên bị lở miệng, nhiệt miệng(lở ở lưỡi, nướu...). đã đi khám nhiều nơi, nhưng không biết bị gì, phần lớn là bảo bị thiếu vitamin, nóng trong người, cung đã uống nhiều loại thuốc, vitamin... nhưng đến nay cũng hơn 1 năm rồi mà tôi vẫn không khỏi hẳn ( thường xuyên bị, 1, 2 tháng bị 1 lần, hoặc có lúc 1, 2 tuần bị 1 lần). Rất mong được bác sĩ hướng dẫn giúp. chân thành cảm ơn !

Tô Thị Xuân

(2014/12/21 17:49)

Chào bạn,
Nhiệt miệng thường do tổn thương ở niêm mạc miệng có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng, do nhiễm khuẩn…
Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống, có thể là những áp xe ở nông như áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình trên hay dưới, nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn, khi chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày.
Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.

Trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy (sút cân), biếng ăn, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám để xác định số lượng, vị trí, kích thước, mật độ màu sắc, bờ của tổn thương liên quan đến tổ chức ở dưới, tính chất xuất tiết của tổn thương, cần thiết sẽ sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán.
Cách chữa tại gia:
\n- Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bạn bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.

- Để điều trị, bạn cần uống vitamin C liều cao, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh.

- Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp, uống nước cam, chanh.

- Lấy một nhúm hạt mè đen sắc nước ngậm nhiều lần trong ngày sẽ mau khỏi( cách này vô cùng công hiệu đối với ai thuộc thể âm hư hỏa vượng, thận âm hư…)

- Bạn nên nấu nước rau má, rau ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc , và phải uống đủ 1,5-2l/ngày

- Kiêng đặc biệt nước đá lạnh.

- Khi ăn xong súc miệng ngậm nước muối ấm pha loãng.

- Uống cà phê đen nóng (ngày 01 tách (phin) ).

- Uống nhiều nước hơn bình thường một chút.

- Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan… Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm.

- Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tai Mũi Họng
Bệnh lao chụp X-quang thấy 2 lá phổi trắng xoá , có chết hay không ?

Trương Mỹ Châu

(2016/02/23 02:56)