Sản Phụ Khoa

Chào bác sĩ, năm nay em 43 tuổi em có 1 cháu trai 9 tuổi. Em muốn có bé thứ 2 nhưng thả đã 3 năm nay vẫn chưa có. Vừa rổi em bị trể kinh 12 ngày những thử que chỉ 1 vạch, sau đó lại thấy ra máu ít kéo dài 1 tuần. Đi khám bác sĩ ở tuyến tỉnh nói em bị đa nhân xơ, trong đó có 1 nhân xơ kích thước 40 mm và có 1 nang ở buồng trứng phải. bác sĩ nói em bị rong kinh và cho uống 1 vỉ thuốc ngừa thai trị rong kinh hiệu mawelon. Em mới uống được 4 ngày nhưng vẫn còn ra máu rất ít. trường hợp của em có nguy hiểm không, em có phải đi cắt bỏ nhân xơ không. Bác sĩ giúp em với !

Võ thị Hồng Anh

(2015/07/10 23:00)

Chào bạn!\nU xơ tử cung là loại u lành tính thường thấy nhất của tử cung. Đây là loại u chịu ảnh hưởng kích thích của nội tiết tố buồng trứng. \nKhi oestrogen trong cơ thể tăng cao, u xơ tử cung thường to ra, điển hình nhất là trong thai kỳ, do nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ tăng cao, nên kích thước khối u sẽ to ra, sau khi sinh xong, nội tiết tố giảm xuống và kích thước khối u cũng giảm xuống từ từ.\nẢnh hưởng của u xơ tử cung trên thai kỳ:\n- Trước khi mang thai: thai phụ bị u xơ tử cung có thể gây hiếm muộn do lớp nội mạc tử cung bị thay đổi, không thuận lợi cho sự làm tổ của trứng, hoặc do khối u gây trở ngại làm chèn ép, làm gập vòi trứng hoặc làm bít lỗ cổ tử cung.\n- Trong khi mang thai: u xơ tử cung có thể là nguyên nhân sảy thai liên tiếp do lớp nội mạc không phát triển đầy đủ, do buồng tử cung bị chèn ép, không phát triển to ra được. Sảy thai trên thai phụ có u xơ tử cung thường gây xuất huyết nhiều vì dễ sót rau và tử cung co hồi kém.\n- U xơ tử cung cũng có thể gây sinh non. U xơ tử cung dễ làm cho ngôi thai bất thường (ngôi đầu không chúc, ngôi mông, ngôi ngang) do thai nhi bình chỉnh kém, rau bám ở vị trí bất thường (rau tiền đạo, rau cài răng lược).\n- Trong khi chuyển dạ: Thai phụ bị u xơ tử cung thường làm quá trình chuyển dạ kéo dài và khó khăn. Đặc biệt những khối u to, rau tiền đạo có thể khiến thai phụ không sinh thường được mà bắt buộc phải mổ đẻ. Khi sổ rau dễ gây băng huyết do sót rau hoặc do tử cung co hồi kém.\n-Trong thời kỳ hậu sản: Thường là u xơ sẽ nhỏ lại, không gây biến chứng gì. Tuy nhiên cũng có khi gây nhiễm khuẩn nhất là đối với các u xơ dưới.\nTùy vị trí, kích thước khối u, và các điều kiện khác như: tuổi tác, sức khỏe, tình trạng hôn nhân, tình trạng mang thai… các Bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị nội hay ngoại khoa (có nên phẫu thuật cắt bỏ u xơ, bóc nhân xơ hoặc cắt tử cung…) hay không. Những trường hợp có chỉ định phẫu thuật như:\n- Khi u xơ cơ tử cung to tương đương một tử cung có thai trên 12 tuần, vì trong trường hợp này u dễ có khả năng gây biến chứng chèn ép các cơ quan trong ổ bụng và dễ bị thoái hóa.\n- Khi u chèn ép niệu quản, gây thận ứ nước.\n- Khi có triệu chứng rong kinh, rong huyết, cường kinh kéo dài, điều trị nội tiết không cải thiện.\n- U xơ tử cung nằm dưới niêm mạc.\n- U nằm trong dây chằng rộng.\n- Khi nghi ngờ u hóa ác tính.\nBạn bị da nhân xơ. Vì những ảnh hưởng u xơ tử cung có thể gây ra cho khả năng thụ thai, trong quá trình mang thai và sinh nở nên bạn cần đi khám và tư vấn Bác sĩ chuyên khoa sản trước khi quyết định mang thai. \nCác phương pháp điều trị u xơ tử cung hiện nay là:\n- Theo dõi: khi khối u còn nhỏ và chưa gây ảnh hưởng gì cho người bệnh. Việc khám định kỳ sẽ cho phép nhận định tốc độ phát triển của u và đi tìm các biến chứng. Khi các biến chứng nhẹ, có thể dùng thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau khi đau, điều trị rong kinh khi có rong kinh…\n- Dùng thuốc: thuốc sử dụng điều trị U xơ tử cung thực chất là các loại nội tiết tố sinh dục, được đưa tạm thời vào cơ thể người phụ nữ để gây ức chế rụng trứng, buồng trứng tạm thời không tiết Estrogen, nhằm làm cho khối u nhỏ lại (giống như tình trạng mãn kinh). \nSau khi ngưng thuốc, buồng trứng sẽ làm việc trở lại và sẽ kích thích khối u tiếp tục phát triển. Thường đây là cách điều trị tạm thời với mục đích hy vọng cải thiện khả năng có thai sau khi ngưng thuốc, hoặc làm khối u nhỏ bớt kích thước để dễ dàng phẫu thuật sau đó.\n- Làm thuyên tắc mạch máu nuôi khối u: nghĩa là làm cho mạch máu đến nuôi khối u bị tắc lại, khi đó, khối u bị thiếu máu nuôi sẽ tự thoái hoá và hoại tử sau đó. Cách này khá hiệu quả khi chỉ có một khối u đơn độc và rõ ràng. \nCách này bị hạn chế khi cả tử cung là khối u xơ hay U xơ tử cung đa nhân. Tình trạng đau, sốt do khối u hoại tử có thể gây phiền toái cho bệnh nhân.\n- Phẫu thuật: có nhiều dạng, chỉ lấy đi khối u (bóc nhân xơ), hoặc cắt tử cung bán phần hay toàn phần. Ngày nay, khuynh hướng cắt tử cung bán phần với mục đích để lại một phần cổ tử cung không còn được ưa chuộng, do việc để lại cổ tử cung có thể gây viêm nhiễm hay ung thư cổ tử cung sau này. \nViệc lấy đi buồng trứng khi phẫu thuật còn tuỳ vào độ tuổi của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân còn trẻ, sẽ để lại buồng trứng, nhằm duy trì nội tiết tố sinh dục nữ, không gây ra tình trạng mãn kinh quá sớm.\nCòn khi khối u quá to, sẽ khó phẫu thuật vì có thể gây tổn thương cơ quan lân cận như cắt đứt niệu quản (gây suy thận), rách bàng quang, rách trực tràng. Do đó, không nên để khối u quá to mới can thiệp phẫu thuật.\nVới trường hợp của bạn, u xơ đã khá to và bạn muốn mang thai nên các Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp bóc nhân xơ. Phương pháp này vẫn có khả năng gây tái phát nhưng giúp duy trì khả năng sinh sản.\nNếu phải thực hiện thủ thuật này, bạn nên chờ 1, 2 năm sau đó mới mang thai để tránh u xơ tái phát. Khi mang thai sau đó khả năng sinh mổ cao do tử cung đã có vết sẹo bóc nhân xơ. \nChúc bạn mạnh khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan