Máu - Hệ Tạo Máu

Chào bác sĩ?cháu năm nay 24t.Cháu bị chuẩn đón bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.Năm 13t cháu thấy xuất hiện triệu chứng chảy máu chân răng,xuất huyết dưới da và nhập viện diều trị 1 tháng,khi về 2 tháng đầu cháu uống thuốc và đi khám định kì thì thấy vẫn ổn định,cháu bỏ thuốc và không tái khám.Đến năm 17 t cháu lại thấy xuất huyết và chảy máu chân răng,cháu 1 lần nữa nhập viện diều trị,sau 1 tháng,thời gian đầu cháu cũng tái khám nhưng lần nào tiểu câuf cháu cũng bình thường và bs lại không cho cháu thuốc nên cháu nghĩ mình đã hết bênh.Đợt 4/2015 vừa rồi cháu chuẩn bị kết hôn nên hơi lo lắng từ 43kg cháu xg còn 40kg,người mệt mỏi xanh sao,vì gd chồng ngoài hà nội nên cháu ra đó,thời gian đó khí hậu ở đó có mua phùn và xe lạnh,cháu lại thấy mình xuất huyết và chảy maú chân răng(tiểu cầu lúc đó của cháu còn 3).cháu nằm diều trị ở bệnh viện huyết học trung ương hà nội 1 tháng,sau khi ra viện bs cho cháu đơn thuốc và hẹn tái khám.cháu đang công tác trong sài gòn nên đi tái khám sau 1 tháng uống thuốc ở bệnh viện huyết học tp hcm thì tiểu cầu của cháu 165 nhưng bs lại không cho cháu thuốc uống hay lịch hẹn tái khám,chỉ bảo khi nào người xuất huyết thì đi khám,vậy có sao không ạ.Cháu sợ không có thuốc lại bị tụt lắm,cháu có nên uống cây hoa kim châm trong thời gian này không ạ

nguyễn thị ái thúy

(2015/06/06 17:06)

Chào bạn,
Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh lý tự phá hủy tiểu cầu do chính hệ miễn dịch của người bệnh gây nên. Có nhiều nguyên nhân gây ra giảm tiểu cầu nhưng tập trung ở hai nhóm nguyên nhân lớn sau đây: Tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương. Trong nhóm đầu tiên lại có rất nhiều bệnh khác nhau như: đông máu trong lòng mạch cấp tính và mạn tính gây tiêu thụ lớn tiểu cầu, các u máu lớn ở các vị trí khác nhau của cơ thể, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm virut nặng gây giảm tiểu cầu... hoặc các bệnh có kháng thể kháng lại tế bào máu như tan máu tự miễn kèm theo giảm tiểu cầu…Trong nhóm thứ hai, gồm một số bệnh lý ở tủy xương gây giảm các mẫu tiểu cầu như bệnh suy tủy toàn bộ, suy một dòng mẫu tiểu cầu hay các bệnh ác tính ở tủy xương như ung thư di căn tủy, lơxêmi cấp... khi đó giảm tiểu cầu là tình trạng thứ phát do các bệnh chính gây ra. Điều trị các loại bệnh này là đảm bảo số lượng tiểu cầu an toàn và ngăn ngừa các biến chứng chảy máu trong khi giảm thiểu tác dụng phụ của điều trị. Đối với các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát nhẹ có thể yêu cầu theo dõi thường xuyên và kiểm tra tiểu cầu. Nhưng nếu các triệu chứng phiền hà và số lượng tiểu cầu vẫn thấp, bác sĩ có thể lựa chọn để điều trị. Điều trị thường bao gồm các loại thuốc và đôi khi phẫu thuật (cắt lách). Bác sĩ cũng có thể không tiếp tục một số loại thuốc có thể ức chế chức năng tiểu cầu, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin…) và thuốc làm loãng máu warfarin (Coumadin).\nTrường hợp của bạn có thể là ở dạng nhẹ nên bác sĩ yêu cầu kiểm tra, điều bạn cần làm bây giờ là không nên quá lo lắng, việc lo lắng dẫn đến suy nhược cơ thể, không đủ dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể, làm cho bệnh nặng hơn, bạn nên ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tăng sức đề kháng, giúp cho cuộc sống khỏe mạnh và vui vẻ hơn!
Chúc bạn niềm vui và sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Máu - Hệ Tạo Máu
Con em bi u Mau co dot duoc khong

Vuminhthuyet

(2016/04/06 05:33)

Máu - Hệ Tạo Máu
bé nhà em có bạch cầu hạt : 110 thì có bình thường không ạ

nguyễn văn cường

(2016/07/27 01:10)