Tai Mũi Họng

chào bác sĩ. vừa rồi cháu bị ngã xe.bị sưng mặt tím mắt và bị tụ máu mắt bên trong tai bị ù, tuy giờ mặt cháu đã đỡ sưng nhưng mắt vẫn đỏ, tai vẫn ù và chưa hết tím liệu sau này mặt cháu có bình phục trở lại như trước không, bác sĩ tư vấn giúp cháu với ! cháu xin cảm ơn !

vũ văn hùng

(2015/06/02 21:54)

Chào bạn,
Về vấn đề vết bầm tím bạn cải thiện bằng các các sau
1. Chườm đá
Chườm đá là phương pháp phổ thông điều trị vết bầm tím khá hiệu quả, chườm đá được sử dụng trong các trường hợp: Chấn thương khi chơi thể thao, Ngã xe, tai nạn, Ngã do vô ý…\nTác dụng:\n+ Đá lạnh giúp ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và dây thần kinh ở vị trí bầm tím.\n+ Đá lạnh làm giảm đau, giảm bớt sự xung huyết tại chỗ bầm tím, làm vị trí đó bớt sưng tím.
Phương pháp:\n+ Sử dụng đá viên (được bọc trong khăn vải) chườm lạnh trực tiếp vào vết bầm tím, đau nhức.\n+ Xoa đi xoa lại vết bầm tím trong khoảng từ 15-20 phút, vết bầm tím sẽ bớt sưng tụ máu và giảm đau hiệu quả.\nLưu ý: không sử dụng phương pháp chườm đá đối với những ngưởi già yếu, người bệnh tật, thân nhiệt bị hạ..
2. Chườm ấm\nChườm ấm được sử dụng khi bị ngã, va đập khiến máu bị tụ lại gây bầm tím, máu khó lưu thông.
Tác dụng:\n+ Chườm ấm làm tan vết bầm tím, máu lưu thông dễ dàng.\n+ Chườm ấm làm giảm sưng đau.\nChườm ấm phù hợp với người dễ bị hạ thân nhiệt
Phương pháp:\n+ Sử dụng một chiếc khăn ấm nhúng vào nước ấm khoảng (60 độ) để lên vết máu bầm.\n+ Chườm liên tục khăn ấm lên vết bầm tím.\n+ Xoa bóp nhẹ nhàng để làm máu được lưu thông làm tan vết máu bầm tụ.\nLưu ý: phương pháp chườm nóng phù hợp với trẻ em và người già vì nhóm người này dễ bị hạ thân nhiệt.
3. Lăn trứng gà\nSử dụng trứng gà làm tan vết bầm tím tuy không được biết đến rộng rãi nhưng lại là phương pháp mang lại hiệu quả cao.
Tác dụng:\n+ Trứng gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.\n+ Trứng gà có tác dụng làm giảm đau và hết bầm tím.\nLăn trứng gà được sử dụng để giảm bầm tím, sưng đau…
Phương pháp:\n+ Luộc quả trứng gà sau đó bóc bỏ vỏ.\n+ Dùng quả trứng gà (nóng) lăn đi lăn lại trên vết bầm tím.\n+ Làm liên tục cho đến khi vết bầm tím giảm dần.
Lưu ý:\n+Dùng trứng gà giảm đau và hết bầm tím được sử dụng cho mọi lứa tuổi, người khỏe mạnh, trẻ em, người đau yếu…\n+ Lăn trứng gà thường được dùng cho các vùng chấn thương nhiều góc cạnh, hốc…(như mắt, mũi, tai…)
4. Đắp hỗn hợp nha đam và ngò tây\nNha đam và ngò tây có tác dụng kháng sinh thường được dùng để đắp lên vết sưng đau, bầm tím.
Tác dụng:\n+ Vitamin có trong nha đam và ngò tây giúp cho những vết bầm tím mau chóng được cải thiện, giảm bớt sưng viêm.\n+ Chất kháng sinh trong nha đam, ngò tây giúp mau liền vết thương.
Phương pháp:\n+ Xay nhuyễn nha đam và ngò tây.\n+ Trộn hỗn hợp nha đam và ngò tây sau đó bôi lên vùng bầm tím.\n+ Bôi mỗi ngày 3 lần để giảm đau và nhanh tan máu bầm.\n+ Thực hiện từ 2 đến 3 ngày cho đến khi vết bầm tím tan.
+ Khi thấy vết bầm tím đỡ thì giảm số lần bôi xoa, không nên lạm dụng vì mật gấu rất nóng.
7. Bổ sung Vitamin C\nNgoài các phương pháp trên chúng ta cần bổ sung vitamin C cho cơ thể trong quá trình điều trị chấn thương.
Tác dụng:\n+ Vitamin C rất hữu ích trong việc làm tan những vết máu bầm.\n+ Vitamin C nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.
Phương pháp\n+ Bổ sung các loại rau xanh và trái cây như: cam, quýt, bưởi, xúp lơ, cải thảo, cải chíp…vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Còn vấn đề ù tai, do khi té bạn bị té phía bên tai nên tạm thời hoạt động của thần kinh thính giác bị rối loạn, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, hít thở sâu vài ngày sẽ khỏi, sau khoảng 1 tuần nếu không thấy triệu chứng thuyên giảm mà còn thấy đau nhức thì nên đi khám khoa tai mũi họng vì có thể bạn đã bị tổn thương bên trong tai.
Chúc bạn mau khỏi bệnh.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan