Sản Phụ Khoa

e bị nhiễm nấm âm đạo và tạp khuẩn hay tái phát. đi BS khám và điều trị thì bị di ứng thuốc ko biết là thuốc gì mà uống hay đặt thuốc vào la môi bị châm châm và sau đó sưng lên nếu uống tiếp thì sưng nhiều và sau đó phòng lên thành từng mãng chỉ có môi trên nếu ko uống thì ko hết bệng mong BS giúp đõ. e đang bị dị ứng thuốc mới uống có 01 ngày BS đã lấy thuốc lại ko điều trị nữa hẹn khi môi hết sưng sẽ khám lai. mong BS giúp e.

ngoc

(2015/04/22 14:55)

Chào bạn,
Người ta thường nói "thuốc là con dao hai lưỡi" bởi dùng thuốc là chấp nhận đưa những hóa chất lạ vào cơ thể với mục đích chữa bệnh. Cơ thể có thể chấp nhận những hóa chất trong thuốc với phản ứng bình thường, không ảnh hưởng đến các quá trình sinh học khác của hoạt động sống. Nhưng đôi khi những hóa chất trong thuốc gây ra các phản ứng quá mẫn (có người bị, có người không, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng: nổi mày đay, hen...) ảnh hưởng lớn đến hoạt động khác của cơ thể - đó là tình trạng dị ứng thuốc.
Dị ứng thuốc là một quá trình phản ứng khá phức tạp trong cơ thể, có thể với người này là bình thường hoặc xảy ra không đáng kể, nhưng với người khác thì nghiêm trọng. Dị ứng thuốc có thể là nổi mày đay, phù Quincke, viêm da dị ứng... thậm chí sốc phản vệ cực kỳ nghiêm trọng phải khẩn trương cấp cứu.
Quincke là lấy tên nhà khoa học Đức - người đầu tiên mô tả bệnh này vào năm 1882. Phù Quincke còn có người gọi là phù mạch, phù khu trú, phát triển một cách đột ngột, là tình trạng phù cục bộ mà nguyên nhân có thể do nhiều loại thuốc khác nhau gây nên như kháng sinh, các thuốc chống viêm không steroid, quinin... Phù Quincke thường xuất hiện nhanh sau khi dùng thuốc, phù với diện rộng ở trung bì và tổ chức dưới da. Vị trí hay gặp ở vùng da lỏng lẻo môi, cổ, quanh mắt, bụng, bộ phận sinh dục. Kích thước phù thường có đường kính rộng từ 2 - 10cm, giới hạn không rõ rệt, nếu ở môi làm môi sưng to biến dạng, nếu ở gần mắt làm cho mắt híp lại. Màu da vùng phù Quincke bình thường hoặc hơi hồng nhạt, không đau, không ngứa, đôi khi phối hợp với mày đay. Đặc biệt các niêm mạc có thể phù cùng với da và nếu xảy ra thì đây là một điều quan trọng bởi vì nếu phù Quincke xảy ra ở ruột, dạ dày thì gây đau bụng, ở não gây đau đầu, còn nếu ở họng, thanh quản có thể gây nghẹt thở phải cấp cứu. Phù Quincke có thể tái phát nhiều lần và mỗi bệnh nhân đều có một vùng cơ thể riêng hay tái phát.
Cũng nên biết, ngoài dị ứng thuốc, phù Quincke còn có thể gặp do thực phẩm ăn uống (tôm, cua, nhộng tằm, thịt bò, thịt gà...), do tiếp xúc với côn trùng, cây cỏ, lông súc vật...
Trường hợp của bạn không nên tự ý dùng thuốc mà nên tái khám theo chỉ định của bác sĩ và bác sĩ sẽ lựa chọn những thuốc điều trị có công hiệu, nhưng không hoặc ít có khả năng gây ra phản ứng quá mẫn. Trong khi dùng thuốc, nếu thấy có hiện tượng khác thường phải báo ngay cho thầy thuốc đổi thuốc và theo dõi xử trí chu đáo.
Chúc bạn sức khỏe

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan