Sản Phụ Khoa

Chào bác sĩ. Hiên tại bà xã tôi đang có bầu. Nên tôi nhờ người mua những loại thuốc bên USA về VN. Bao giồm : Nature Made Multi Complete with Iron Tabs 130 Tabs Nature Made Prenatal Multi + DHA Sgels 90 Sgels Nature Made Folic Acid Tabs 250 400 mcg Tabs Nature Made Iron Tablets 65mg Value Size Xin hỏi bác sĩ cách sử dụng thuốc

Phạm Văn Cương

(2014/12/14 03:32)

Chào bạn,
Ăn uống của người mẹ trong thời kỳ mang thai là một yếu tố quyết định cho sự phát triển của bào thai, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra. Trong cơ thể, vitamin cần thiết cho các chức phận chuyển hoá bình thường thường của cơ thể trong đó nó tham gia xây dựng tế bào và tổ chức trong cơ thể, vai trò của một số vitamin như sau:\n1/ Acide Folic: Trong thời gian mang thai\nLượng acide folic ăn vào đủ sẽ có tác dụng:\n- Acide folic có vai trì hoàn thiện việc đóng kín ống thần kinh của phôi thai, nếu thiếu acide folic trong những tuần đầu của phôi thai, sẽ gây nên các khuyết tật về ống thần kinh như não úng thuỷ, thoát vị não tuỷ…, nhẹ nhất là gặp chứng nứt đốt sống, gai đôi cột sống.\n- Acide folic dự trữ trong cơ thể người mẹ, giúp trưởng thành các hồng cầu của mẹ, tránh tình trạng thiếu máu do tế bào hồng cầu không trưởng thành được, kích thước hồng cầu thường to hơn bình thường vì thiếu hụt acide folic (thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ), ngoài ra acide folic còn giúp cho các mô của cơ thể thai nhi lớn nhanh, thiếu acide folic trong thai kỳ trẻ có nguy cơ sinh non, sảy thai, hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân.\n- Khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới, khi mang thai thai phụ nên bổ sung acide Folic khoảng 400mcg mỗi ngày ngay từ 1 tháng đầu trước khi dự định có thai, rong thời gian cho con bú thông qua những thực phẩm có hàm lượng acide folic cao như các loại rau xanh đậm, trái cây có màu đỏ, vàng, ngũ cốc nguyên hạt hoặc thai phụ có thể bổ sung acide folic thông qua các chế phẩm thựcphẩm hoặc viên bổ sung acide folic\n2/ Vitamin A:\n- Vai trò của vitamin A: có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác và tham gia làm gảim nhiễm khuẩn trong cơ thể, thiếu vitamin A sẽ làm tăng tỉ lệ mắc bệnh nhiếm khuẩn và tử vong, gây khô mắt, có thể dẫn đến mù loà vĩnh viễn nếu không được điều trị.\nĐối với người phụ nữ có tình trạng dinh dưỡng tốt, không cần bổ sung về Vitamin A trong suốt thời kỳ mang thai. Trong 3 tháng đầu của thời kỳ có thai, thậm chí phải tránh dùng vitamin A liều cao vì nguy cơ dị dạng. Đối với người phụ nữ dinh dưỡng kém, chắc chắn vitamin A là chất dinh dưỡng cần được chú ý đặc biệt. Trong thời gian mang thai cũng như sau khi sinh người mẹ cần được dinh dưỡng tốt để đảm bảoviệc cung cấp đủ vitamin A cho nguồn sữa mẹ.\n- Sữa, gan, trứng…là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng hấp thu và dự trữ trong cơ thể để dùng dần. Nguồn gốc vitamin A từ thực vật có trong các loại rau có màu xanh đậm nhất là rau ngót, rau muống, rau dền, các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ, là những thức ăn có nhiều caroten còn gọi là tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A\n3/ Vitamin D\n- Vai trò của vitaminD: giúp cho cơ thể hấp thu các khoáng chất như canxi, photpho vào cơ thể (nếu cơ thể thiếu vitamin D, lượng canxi đưa vào cơ thể từ thức ăn hàng ngày chỉ được hấp thu có khoảng 20%) vì thế dễ gây các hậu quả như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường nhưng thóp liền lâu.\n- Phụ nữ có thai cũng nên được bổ sung vitamin D bằng cách nên có thời gian hoạt động ngoài trời vào buổi sáng càng nhiều càng tốt hoặc nên ăn những thức ăn có nhiều vitamin D.\n4/ Vitamin B1:\n- Vitamin B1 là yếu tố cần thiết để chuyển hoá glucide, các loại hạt cần dự trữ vitamin B1 cho quá trình nảy mầm nên ngũ cốc và các loại hạt họ đậu là những nguồn vitaminB1 tốt. Ăn gạo không giã trắng quá, không bị mối, mục, nhất là ăn nhiều đậu đỗ là cách bổ sung đủ chất vitamin B1 cho nhu cầu của cơ thể và chống được bệnh tê phù.\n5/ Vitamin B2 :\n- Vitamin B2 tham gia quá trình tạo máu nên thiếu vitamin B2 sẽ gây thiếu máu nhược sắc, nếu thiếu kèm theo việc thiếu hụt cả acide folic, sẽ gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, và nếu thiếu thêm cả chất đạm,cơ thể sẽ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu lớn do dinh dưỡng.\n- Vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau đậu, bia. Cáchạt ngũ cốc toàn phần là nguồn B2 tốt nhưng giảm đi nhiều trong quá trình xay xát.\n6/ Vitamin C:\n- Vai trò lớn trong việc làm tăng sứ đề kháng của cơ thể và hỗ trợ hấp thụ sắt từ bữa ăn, góp phần chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong các quả chín, rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt đi nhiều trong quá trình nấu nướng.Vitamin C cần thiết hàng ngày cho phụ nữ có thai là 80mg.\nVì vậy trong thời kỳ mang thai, để giúp cho sự phát triển của thai cũng như sức khoẻ của mẹ đựơc tốt, thì việc bổ sung các chất dinh dưỡng tốt nhất là từ các nguồn thực phẩm thông thường vì đó là cách bổ sung tốt nhất, sinh lý nhất. Bạn nên ăn càng đa dạng các loại thực phẩm thì càng cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng đặc biệt các vitamin như đã được nói ở trên. Riêng với acide Folic, thường bạn nên chủ động bổ sung thêm bằng các viên bổ sung acide folic để tránh tình trạng thiếu hụt trong giai đoạn sớm của thai kỳ.
Nếu sử dụng thuốc bạn nên tư vấn bác sĩ trực tiếp thăm khám nhé.
Chúc bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan