Cơ Xương Khớp

Cho hỏi bác sỹ là: Chân của tui là bị sưng to bất thường và cảm giác thì không đau và cũng nhứt và cũng không bị gỳ hết, nhưng mà thấy nó to bất thương nên xin hỏi bác sỹ là có phải bị gì không mong bác sỹ trả lời giúp.

Lê Tấn Phát

(2015/04/08 18:04)

Chào bạn,
Tình trạng của bạn có thể do các nguyên nhân sau:
\nChân có thể bị sưng phù do nước bị ứ đọng ở chân sau khi đứng hoặc ngồi lâu một chổ: khi chân bất động ở vị thế đứng hay ngồi, các bắp thịt không co bóp nên nước ở trong chân không được di chuyển và vì vậy, nước tích trụ trong các mô ở chân và gây nên sưng phù. Những người làm việc ở vị thế đứng, những hành khách ngồi xe hay máy bay, những người lớn tuổi xem phim bộ, v.v. nên đứng dậy mỗi 1-2 tiếng đồng hồ, và đi tới lui để tránh cho chân khỏi bị sưng
Máu đóng cục trong tĩnh mạch sâu ở chân: Khi ngồi lâu một chổ (như khi đi máy bay hay xe đò), hoặc ngồi may vá hoặc khi bị một trong những bệnh khiến cho máu dễ đông, máu trong các tĩnh mạch ở chân có thể đóng thành cục. Những trường hợp này có khi không gây triệu chứng hay biểu hiện gì, nhưng cũng có thể gây sưng phù, đau nhức, da ửng đỏ và tăng nhiệt độ ở bàn chân hay mắt cá (cổ chân). Bệnh này rất nguy hiểm vì cục máu có thể tách rời và di chuyển theo dòng máu đến phổi, làm tắc nghẽn động mạch phổi. Vì vậy, khi phải ngồi lâu, nên đứng dậy thường xuyên và đi tới lui để giúp máu ở chân lưu thông bình thường. Nếu chứng sưng chân không dứt sau khi đứng dậy và đi tới lui, thì nên đến bác sĩ để tìm biết xem có bị đông máu cục trong tĩnh mạch chân hay không. Tình trạng máu đống cục trong tĩnh mạch ở chần cần được điều trị bằng thuốc làm loãng máu trong nhiều ngày để tránh biến chứng Tắc nghẽn động mạch phổi.
Bệnh giãn tĩnh mạch ở chân: Vị thế đi đứng khiến cho các tĩnh mạch ở chân bị giãn phình to ra, trong như những lọn dây màu xanh sậm ở dưới da, và gây sưng phù ở bàn chân và cổ chân. Người bệnh có cảm giác nhưng nhức ở chân sau khi ngồi hay đứng một hồi lâu. Bệnh này xảy đến cho những người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Gác chân lên cao, mang vớ bó chân, tránh ngồi hay đúng lâu một chổ có thể giúp giảm thiểu những triệu chứng khó chịu ở chân. Những trường hợp nặng có thể chữa trị bằng phương pháp tiêm thuốc làm chai tĩnh mạch, hoặc bằng những phẫu thuật đốt tĩnh mạch hay rút bỏ tĩnh mạch. Bệnh giãn tĩnh mạch ở phần sâu trong chân cũng có thể gây biến chứng đóng máu cục (xem phần A2). Những tĩnh mạch phình giãn khi mang thai có thể tự nhiên biến mất khoàng 3 tháng sau khi sanh và không cần điều trị.
Phù Bạch huyết: Phù Bạch huyết có thể là một tình trạng
bệnh bẩm sinh,
hay phát hiện sau khi giải phẫu, xạ trị, hoặc do u bướu, nhiễm trùng làm tắc nghẽn hệ bạch huyết, khiến dịch bạch huyết ứ đọng ở chân hay tay. Tình trạng Phù Bạch huyết không thể trị dứt được. Những biện pháp như Vận động tay chân, quấn cánh tay hay chân trong băng thung, xoa bóp, mặc tay áo hay vớ bó sát, v.v. có thể làm giảm sưng và giúp dịch bạch huyết lưu thông.
\nNhiễm trùng ở chân: Nhiễm trùng ở chân thường gây nóng sốt, đau nhức, sưng, da ửng đỏ và tăng nhiệt độ ở nơi bị sưng. Nhiễm trùng có thể ở xương, khớp xương, hay ở những phần mền của chân. Bệnh nhiễm trùng cần được điều trị sớm bằng thuốc kháng sinh để tránh biến chứng nhiễm trùng máu hay nhiểm trùng lan rộng ra và di chuyển đến những cơ quan khác. Trong những trường hợp mưng mủ, bọc mủ (áp-xe) cần được mổ ra để mủ thoát ra ngoài thì mới trị dứt bệnh được, vì thuốc kháng sinh không thể vào tận trong bọc mủ để diệt vi trùng.
\nNgoài ra còn một số các bệnh khác như bệnh thận... Tốt nhất bạn nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân và điều trị.
Chúc bạn sức khỏe

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan