Máu - Hệ Tạo Máu

Chào bác sĩ... em năm nay 22 tuổi. Da dẻ từ bé đến giờ rất xanh xao. Hồi 13 tuổi bị ngã từ tầng 2 xuống đất nhưng không ảnh hưởng gì đến sọ và xương. Nhưng cứ trở trời là lại đau người khó thở. Và giờ em cũng bị viêm họng hạt lâu ngày... uống nhiều thuốc không khỏi. Khó hít và thở ra, mỗi lần ép hít thở nhanh thì tim lại đập nhanh, người mệt dần, da mặt tái mét. Mỗi lần lên cầu thang chạy lên chạy xuống người mệt gần như lả, da mặt cũng tái dại. Ngủ tương đối ít và khó ngủ. Ít vận động. Em đã mua thuốc bổ máu Ferrovit, Fogyma, Totherma, ... mà vẫn ko ăn thua. Em cũng đang đi làm BHYT để đi khám toàn thân nhưng mãi tháng 1 năm 2015 mới có bảo hiểm. EM lo quá nên hỏi bác sĩ là của em là do thiếu máu, hay bệnh lý tiền ẩn bên trong mà chưa xác định rõ ạ. ?

Trần Hà

(2014/11/25 01:12)

Chào bạn,
Bạn có tiền sử bị viêm họng hạt mạn tính do đó có những triệu chứng như người mệt mỏi, khó thỏ, cổ họng đau rát...
Viêm họng hạt được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ… không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.

Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.

Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Xúc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.

Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.

Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn. Nhưng nếu đang có đợt cấp thì kháng sinh sẽ là cần thiết.
Viêm họng mãn tính có quan hệ với việc giữ ấm mũi họng và toàn thân. Do đó, không nên để nhiệt độ trong phòng quá lạnh khi ngủ, sau khi tắm gội cần lập tức sấy hoặc lau khô. Ngày lạnh sáng sớm khi ra ngoài cần mang khẩu trang, để tránh mũi họng không phải chịu kích thích của không khí khô lạnh.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Chủ yếu ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hoá, cùng các thực phẩm chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt.
- Nên ăn nhiều các loại rau quả có chứa vitamin C, và các thực phẩm giàu collagen và elastin như móng lợn, các, sữa, các loại đậu, gan động vật, thịt nạc…
- Uống nhiều nước, không nên uống các thức uống quá đặc.
- Kỵ hút thuốc, uống rượu, tránh ăn các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, ớt…
5. Dùng nước muối xông cổ họng
Lấy 1 bát hoặc 1 chậu to đựng nước muối đun sôi, mở to miệng hít thở làn khói đang bốc lên. Mỗi lần 10-15 phút, ngày 2-3 lần.
Ngoài ra bạn cũng nên làm thêm một số xét nghiệm nữa xem bạn có bị thiếu máu hay có bệnh lý nào khác không để điều trị kịp thời. Đồng thời bạn cũng nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên bằng các động tác phù hợp.
Chúc bạn sớm cải thiện bệnh!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan