Chào bạn,
Chúng tôi cần làm rõ câu hỏi của bạn:
1. Bị đau bụng khi có kinh nguyệt:
Đối với hiện tượng đau bụng kinh đơn thuần, các cơn co thắt và thiếu máu cục bộ liên quan (giảm cấp máu) gây ra đau. Phụ nữ đau bụng kinh có xu hướng tăng mức độ prostaglandin (là hormone được sản xuất bởi lớp niêm mạc của tử cung), gây co thắt dữ tử cung dữ dội hơn so với bình thường.
Yếu tố nguy cơ của hiện tượng đau bụng kinh ở phụ nữ được kể đến như: Dưới 20 tuổi , có tiền sử gia đình có các thành viên cũng bị đau bụng kinh , hút thuốc lá , béo phì, và uống rượu. có kinh nguyệt không đều , chưa có con , có tiền sử dậy thì sớm trước tuổi 11, căng thẳng, trầm cảm, lo lắng.
Đau bụng kinh cũng có thể do bệnh lý gây ra như:
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): PMS là do thay đổi nội tiết tố, những thay đổi hóa học trong não, trầm cảm, căng thẳng và thói quen ăn uống nghèo nàn. Triệu chứng thể chất của PMS là khớp và đau cơ, đau bụng nhức đầu, mệt mỏi, tăng cân và giữ nước, đau vú, mụn trứng cá và táo bón. Triệu chứng căng thẳng, lo âu, trầm cảm, thay đổi tâm trạng, thay đổi cảm giác ngon miệng và thiếu tập trung.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI): chẳng hạn như chlamydia và bệnh lậu, có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu. Nhiễm trùng này có thể gây ra đau bụng bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh viêm vùng chậu là một nhiễm trùng lây lan khắp cơ quan sinh sản. Nó thường gây tổn thương ống dẫn trứng cũng như ung thư buồng trứng và các mô tử cung.
Những phụ nữ đã có bệnh viêm vùng chậu có thể có vấn đề về thụ thai do mô sẹo hình thành trong ống dẫn trứng. Các triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu là đau vùng bụng, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi giao hợp, đi tiểu đau và chảy máu kinh nguyệt không đều.
2. Vợ bạn mang thai bị ra máu và đau bụng:
Trường hợp này thì vợ bạn cần vào bệnh viện chuyên khoa sản để kiểm tra vì có thể vợ bạn đang có nguy cơ dọa xảy thai. Bác sĩ thăm khám trực tiếp sẽ khám và tìm chính xác nguyên nhân điều trị cho vợ bạn
Chúc gia đình bạn sức khỏe