Cơ Xương Khớp

tôi năm nay 35 tuổi,tôi rất hay chơi đá bóng.khoản hơn 2 tháng trước tôi có bị bong gân cổ tay khi chơi đá bóng,hậu quả là cổ tay tôi bị sưng gây đau nhức nhiều.sau đó tôi đi bó thuốc ở cơ sở tư nhân.bó được khoản 2 tuần thì thấy hết sưng và giảm đau nhức.rồi tôi đi mua thuốc xoa bóp ở hiệu thuốc đông y về xoa bóp đến nay thì thấy không con đau nữa.nhưng bây giờ tôi không thể làm việc nặng được,cứ mỗi lần làm việc nặng là cổ tay lại rất đau.tôi không biết cổ tay mình bị gì.trước đây tôi chưa từng bị gãy xương bao giờ.rất mong các bác sĩ tư vấn giúp và có hướng xử lý vấn đề 1 cách triệt để.xin chân thành cảm ơn.

nguyễn nhật thiện

(2014/11/08 00:51)

Chào bạn,
Bong gân là sự tổn thương của bao khớp, phổ biến là các dây chằng, thường xảy ra sau một động tác quá mạnh nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy xương. Những khớp xương thường bị bong gân là cổ chân, đầu gối, cổ tay… Tai nạn này thường xảy ra do ngã hoặc trượt chân; sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột khiến khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp bị kéo căng ra quá mức. Nếu bị bong gân, người bệnh cần được xử trí đúng để tránh đau và để lại những hậu quả đáng tiếc.\nDây chằng có thể bị tổn thương ở nhiều mức độ. Mức nhẹ, gân chỉ bị kéo giãn ra, một số ít bó sợi bị đứt (độ 1) hoặc nhiều bó bị đứt (độ 2) nhưng khớp vẫn vững, tổn thương mau liền, ít biến chứng. Thể nặng (độ 3), dây chằng bị bóc khỏi một đầu xương hoặc bị đứt đôi gây lỏng khớp kèm theo nhiều biến chứng.
Nguyên tắc xử trí bong gân cũng tương tự như gãy xương, tuy nhiên, cách xử trí đơn giản và thời gian điều trị cũng ngắn hơn.
Các biểu hiện của bong gân rất giống với gãy xương. Triệu chứng có thể là đau, tăng lên khi đi lại, lúc sau thì sưng và bầm tím. Khi bị bong gân, người bệnh cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật, sưng xung quanh khớp, da vùng khớp tái nhợt do chảy máu trong và biến loạn vận mạch. Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân, bệnh nhân sẽ không bước đi được nữa, phải đặt bàn chân nằm xuống đất. Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, phải chụp Xquang mới phát hiện và phân biệt được tình trạng bong gân hay gãy xương.
Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này. Quan niệm của người bệnh thường cho rằng bong gân không quan trọng nên tự điều trị. Dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ. Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.
Bạn cũng đã điều trị, tuy nhiên cổ tay vẫn cảm thấy đau, có thể do khớp ở cỏ tay cũng bị ảnh hưởng, nếu không bị gãy nứt rạn xương thì một thời gian nữa bạn sẽ hết đau thôi.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Cơ Xương Khớp
Cho em hoi em bi benh đau co nang đai vai thi em dieu tri bang cach nao

le trung hieu

(2015/10/08 17:15)