Cơ Xương Khớp

Em 26t, em bị thoái hóa khớp háng năm 18t.Khi em hoi bác sĩ tại sao em còn trẻ mà lại mắc bệnh này và có khả năng di truyền ko thì bác sĩ trả lời là có thể do em bị chấn thương ở xương khi còn nhỏ và ko di truyền.Nhưng em xem trên mạng thấy bệnh lao xương khớp cũng có hiện tượng giống như em và nếu mắc bệnh này thì có thể di truyền.bác sĩ cho em hỏi là khác biệt của 2 bệnh này, và nếu em muốn kiểm tra mình có bị lao khớp háng ko thì phải làm saoEm có 1 đứa con gái em ko nó phải mắc căn bệnh giống em nên em rất lo.Mong bác sĩ trả lời giup em.Em cảm ơn

Thanh thuy

(2014/10/24 21:00)

Chào bạn,
Bệnh lao xương khớp và bệnh thoái hóa khớp háng khác nhau hoàn toàn bạn ạ.
Bệnh lao xương khớp nguyên nhân là do vi khuẩn lao người, có thể gặp vi khuẩn lao bò, rất hiếm gặp vi khuẩn kháng cồn kháng toán không điển hình.
Lao xương khớp thường xuất hiện sau lao sơ nhiễm 2 - 3 năm (giai đoạn 2 theo Ranke). Hay thấy sau lao các màng và trước lao các nội tạng.
Vi khuẩn lao có thể lan từ phức hợp sơ nhiễm tới bất kỳ xương hoặc khớp nào trong cơ thể. Thông thường vi khuẩn lao tới khớp chủ yếu theo đường máu, ít trường hợp vi khuẩn theo đường bạch huyết, có thể theo đường tiếp cận như lao khớp háng do lan từ ổ áp xe lạnh của cơ thắt lưng.
Tuổi mắc bệnh trước đây đa số là tuổi trẻ < 20. Hiện nay lao xương khớp chủ yếu gặp ở người lớn, lứa tuổi từ 16 - 45 tuổi.
Triệu chứng của bệnh lao xương khớp bao gồm:
Gù, vẹo cột sống, đi lệch người, đi tập tễnh.
Các khớp xưng to, đau.
Rò mủ có thể gặp tại chỗ hoặc ở xa vị trí tổn thương.
Có thể có teo cơ.
Hạch gốc chi sưng to cùng bên với vị trí tổn thương.
Có thể liệt mềm hai chi dưới, rối loạn cơ tròn trong lao cột sống có chèn ép tuỷ.
Riêng đối với lao khớp háng thì có các biểu hiện : Bệnh nhân đau, đi đứng hạn chế nhiều, các cơ ở đùi và mông teo rõ rệt, hạch nổi ở bẹn. Khám thấy các điểm đau của khớp háng, hạn chế các động tác, có thể có các ổ áp xe lạnh ở phần bẹn và mông, có khi thấy lỗ rò, Xquang thấy rõ nhất là phần trên ngoài của thân xương đùi.
Còn bệnh thoái hóa khớp háng:
Đau: có tính chất cơ học, đau nhiều khi đi lại, dần dần đau tăng lên ngay cả khi nghỉ ngơi và ban đêm. Vị trí đau hay gặp nhất là mặt trước đùi, nếp bẹn, lan xuống dưới mặt trước trong đùi, đôi khi có thể xuống tận khớp gối, ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi.
- Hạn chế vận động:
+ Giảm biên độ vận động khớp háng: ngày càng tăng dần và ảnh hưởng đến các động tác sinh hoạt hàng ngày như ngồi xổm, buộc dây giày, đi vệ sinh…
+ Động tác gấp háng thường còn tốt, trong khi các động tác dạng, khép háng và đặc biệt là xoay bị ảnh hưởng rất sớm.
Do đó bạn đừng quá lo lắng, bác sĩ chẩn đoán bạn bị thoái hóa khớp háng và đã cho bạn điều trị, tuy nhiên bạn vẫn nên thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi thêm cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan