Sản Phụ Khoa

Chào bác sĩ. Con tôi dươc hơn một tháng.từ lúc sinh ra tôi thấy phía sau đầu cháu có một đường rãnh dài khoảng 15cm, rộng cỡ một ngón tay sờ vào thâý cứng. Bờ rãnh phía trên cao họọơn phía dưới.vậy xin hỏi con tôi có bị sao không ạ. Mong bác sĩ trả lơi giúp tôi xin cảm ơn nhiều.

nguyen ngoc sau

(2014/08/15 23:13)

Chào bạn,
Đường rãnh bạn mô tả chính là thóp sau của cháu, sự thay đổi của thóp cũng nói lên sức khỏe của cháu:
Lúc bình thường, khi trẻ mới sinh ra, thóp trước có kích thước 2,5x2,5cm (đường nối trung điểm của 2 cạnh đối diện), sau khi sinh 2 - 3 tháng, thóp sẽ tăng to lên theo sự tăng trưởng của chu vi đầu trẻ, về sau dần dần thu nhỏ lại, từ tháng 12 - 18 thì thóp khép lại. Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, chậm nhất 4 tháng sau khi sinh là phải khép kín.
Thóp (thường chỉ thóp trước) và khe xương khép lại sớm hay muộn sẽ phản ánh quá trình hóa xương đầu của trẻ có bình thường hay không? Khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biển hiện của bệnh lý.
- Nếu thóp trẻ khép lại sớm có thể là não bé hoặc xương đầu trẻ cốt hóa quá sớm. Do thóp và xương khép lại quá sớm đã hạn chế sự phát triển của đại não, ảnh hưởng tới trí tuệ của trẻ. Người ta cho rằng, thóp đóng lại quá sớm thường do bẩm sinh thiếu hoặc do khi mang thai, sản phụ thường xuyên chiếu tia X quang gây nên, cũng có thể sau khi bị viêm não, đại não ngừng phát triển mà gây nên.
- Ngược lại, nếu thóp và khe xương cần đóng lại mà không đóng và mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó cũng là hiện tượng khác thường, chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to lên khác thường gây nên.
Có một số người cho rằng đầu trẻ to, thóp rộng là thông minh, đó là một nhận thức phiến diện, khi thấy đầu trẻ to, thóp to rộng thì cần cảnh giác.
Quan sát trạng thái, tính chất của thóp
Thóp bình thường: bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Dùng đầu ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm mềm và ở dưới trống rỗng.
Nếu thóp trước trở nên đầy đặn, thậm chí phồng lên, chứng tỏ áp suất trong đầu tăng lên cao (gọi là tăng áp lực nội sọ), phần nhiều thấy trong các bệnh như huyết áp, viêm màng não, não úng thủy … Nếu thóp trước lõm xuống thì đó là do trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng gây nên.
Chú ý: khi trẻ khóc, thóp cũng nhô lên do đó cần kiểm tra thóp khi trẻ bình tĩnh

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan