Sản Phụ Khoa

cháu chào bác, cháu năm nay 19 tuổi, cháu chưa quan hệ tình dục nhưng không hiểu sao vùng kín cháu hay có biểu hiện bị viêm như Huyết trắng hôi, xanh,..., 4 tháng gần đây kinh nguyệt cháu ít đi, vẫn đủ 7 ngày nhưng bị ít lắm, không đủ ướt bvs hàng ngày nữa, lúc trước đêm nào cháu ngủ cũng tràn ra ngoài, bây giờ kinh ít lắm, không như trước nữa. cháu đi siêu âm rất nhiều lần kết quả bình thường, khám phụ khoa nhiều lần nhưng lần nào bác sĩ cũng cho soi tươi. Lần đầu soi tươi thì cháu bị Vi khuẩn 1+, bạch cầu 3+. Bác sĩ cho cháu uống - Zentel 200m - Flagentyl 500mg - Rửa Intimax 200ml - Fatig - Gracial Cháu uống 2 ngày thì hết huýết trắng, hết hôi, nhưng uống hết 5 ngày thuốc thì bị lại nhưng sau đó đã tự khỏi. Bên cạnh đó bác sĩ cho cháu uống thuốc điều hoà kinh nguyệt, uống hết 1 vỉ thì 5 ngày sau cháu có kinh, ngày kinh thứ 2 cháu lại uống vỉ Gracial còn lại, cháu uống đều và đúng giờ, không quên ngày nào, kinh cháu vẫn ra nhưng rất ít, bác sĩ không cho cháu loại thuốc nào để điều trị hiện tượng kinh nguyệt bị ít đi cả. Cháu thấy cứ uống thuốc điều hoà kinh nguyệt thì cháu nổi mụn rất nhiều, nhưng cháu lỡ uống rồi nên cố uống cho đủ liệu trình. Lần thứ 2 cháu đi khám là sau đợt kinh nguyệt cháu có sau khi uống vỉ thuốc điều hoà kinh nguyệt đầu tiên, cháu bị ngứa rát vùng âm hộ, huyết trắng xanh. Soi tươi thì có Bạch cầu 1+, vi khuẩn 1+ và nấm Candida 1+. Lần này bác cho cháu uống Sporal và thoa SAFORELLE (CREME). Uống trong 6 ngày, uống xong cháu vẫn bị huyết trắng xanh nhưng ko hôi và ko bị đau rát vùng âm hộ nữa. Hiện tai sau vỉ điều hoà kinh nguyệt thì cháu đang có kinh, nhưng kinh nguyệt cháu vẫn rất ít, màu đỏ tươi, không thấy dịch nhầy như kinh nguyệt lúc bình thường, Cháu rất lo lắng, cháu tìm hiểu trên mạng thấy kinh ít là biểu hiện của suy buồng trứng sớm hoặc viêm cổ tử cung, bác sĩ lại nói cháu chưa quan hệ không khám bên trong được. Nếu đúng là bệnh về tử cung hoặc buồng trứng mà không khám được không trị được vậy chẳng lẽ bây giờ cháu phải bị như thế này hoài sao, lỡ nó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cháu sau này rồi sao. Cháu đang hụt hẫng lắm, Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên

Nhi

(2015/01/01 05:21)

Chào bạn,
Bạn dang ở tuổi dậy thì. Cơ quan sinh dục ở thời kỳ này có đặc điểm hơi khác với phụ nữ tuổi sinh sản là hoạt động nội tiết của buồng trứng chưa nhiều, vì vậy mà thiếu các rào chắn sinh lý giúp ngăn cản nhiễm trùng( màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng, cửa mình nằm gần với hậu môn làm các mầm bệnh chứa trong phân dễ lây nhiễm sang âm đạo). Ngoài ra, âm đạo có độ pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ là yếu tố thuận lợi cho vi trùng phát triển. Những lý do này đi đôi với vệ sinh kém dễ gây viêm âm hộ, âm đạo
Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh là huyết trắng (hay còn gọi là khí hư) kèm theo ngứa, rát, đau, đỏ vùng âm hộ. Tùy từng tác nhân gây bệnh, lượng huyết trắng có thể nhiều hay ít, màu vàng, màu xanh, lợn cợn như váng sữa hoặc có nhiều bọt, đôi khi lẫn chút máu, mùi tanh hôi khó chịu. Bệnh có hai dạng: viêm không đặc hiệu và đặc hiệu. Viêm âm hộ, âm đạo đặc hiệu do các tác nhân như nấm, virus, vi trùng, ký sinh trùng hoặc không do nhiễm trùng như bệnh vảy nến, lichen sclerosus, viêm da tiết bã. Thầy thuốc chẩn đoán bằng cách thăm khám, tìm kiếm xem có dị vật ở bên trong hay không, làm các xét nghiệm soi, cấy huyết trắng tìm vi trùng, nấm… Gần 80% trường hợp còn lại là viêm không đặc hiệu, do da của người nữ bị kích ứng với một số hóa chất trong xà phòng, sữa tắm, băng vệ sinh, nước hoa, các chất tạo bọt, hương thơm trong nước tắm hoặc do mặc quần lót quá chật bằng loại vải ít thấm hút gây ẩm ướt hoặc vệ sinh kém.

Bạn đã đi khám phụ khoa vì vậy thì hãy yên tâm điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Dịch tiết của bạn cũng giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh cho bạn
Bạn nên sử dụng sữa tắm ít kiềm, tắm xong nên lau khô mình bằng khăn bông mềm, không nên chà mạnh vùng kín. Tránh mặc quần lót chật hay ẩm ướt, nhất là trong những ngày hè nắng nóng, nên chọn quần lót màu trắng may bằng loại vải dễ thấm hút, để dễ theo dõi sự đổi màu của huyết trắng nếu bị viêm nhiễm phụ khoa. Điều quan trọng là bạn cần biết cách giữ vệ sinh sau mỗi lần đi tiêu tiểu, tốt nhất nên dùng xà bông và vòi sen rửa sau mỗi lần đi tiêu, khi hành kinh nên thay băng vệ sinh ít nhất bốn-năm giờ/lần.

Bạn có thẻ sử dụng Nga phụ khang để hỗ trợ trong quá trình điều trị giúp lưu thông khí huyết và tăng cường sức khỏe buồng trứng tử cung nhé.
Thân ái

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan