Cơ Xương Khớp

bác sĩ cho cháu hỏi 1 số điều ạ, vì cháu hỏi các bác sĩ khám điều trị cho con cháu các bác không trả lời nhẹ nhàng chi tiết cho cháu mà cháu mới sinh con đầu lòng cháu k bít. con nhà cháu bị đẻ non dc đúng 32 tuần thui bác ạ, vừa rồi 11 thnags cháu chưa ngồi dc nên nhà cháu đưa bé đi khám, ng ta bảo con cháu bị bại não thể co cứng, bác có thể cho cháu biết bé bị thế nếu cố gắng chăm sóc tốt bé có phát triển như những bé bình thường k ạ? di khám thì bác sĩ nói vì bé bị thế nên chân không dạng to và mềm như các bạn khác, nhưng ông bà nội nhà cháu thì cứ bảo đây là cháu bị hẹp xương háng, bieeur hiện của hẹp xương háng ở tre 1 tuổi là như nào thưa bác?

duc

(2014/08/10 20:41)

Chào bạn,
Bại não (hay liệt não) là tổn thương một hoặc nhiều phần của bộ não có chức năng điều khiển vận động, gây rối loạn vận động và tư thế. Biểu hiện bệnh từ nhẹ tới nặng, gồm cả những dạng tê liệt.
Có nhiều nguyên nhân gây bại não: nhiễm khuẩn trong thời kỳ mang thai như Rubella (sởi Đức), bệnh do virut cự bào, nhiễm toxoplasmosis, có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này. Thiếu ôxy não bào thai, xảy ra trong trường hợp nhau thai bị bóc tách khỏi thành tử cung trước khi sinh, có thể làm giảm lượng ôxy cung cấp cho bào thai. Trẻ sinh non nhẹ cân có nguy cơ mắc bệnh bại não nhiều hơn những trẻ sinh đủ tháng gấp 30 lần. Biến chứng trong quá trình chuyển dạ làm cho trẻ sơ sinh bị ngạt là nguyên nhân gây ra khoảng 10% các trường hợp bại não. Bất đồng nhóm máu Rh giữa người mẹ và bào thai có thể gây tổn thương não dẫn đến bại não. Những dị tật bẩm sinh, trẻ có những bất thường về cấu trúc não, mắc bệnh di truyền... đều làm tăng nguy cơ bại não.
Có một số trẻ bị bại não mắc phải sau khi sinh, do tổn thương não bộ xảy ra trong hai năm đầu. Nguyên nhân phổ biến nhất của các tổn thương này là: nhiễm khuẩn não và chấn thương vùng đầu.
Bại não thể liệt cứng (Spastic cerebral palsy): có đến 70 - 80% số người bị mắc bệnh bại não thể liệt cứng có triệu chứng các cơ co cứng, cử động khó khăn. Nếu cả hai chân đều bị liệt cứng, trẻ rất khó khăn khi đi vì các cơ bó sát trong hông và chân làm cho hai chân chụm vào nhau và giao nhau tại đầu gối, kiểu như cắt kéo. Trường hợp chỉ một bên cơ thể bị liệt, tức là liệt cứng nửa người, thường là cánh tay bị liệt nặng hơn chân. Trường hợp nặng nhất là liệt cứng tứ chi, trong đó cả 2 tay, 2 chân và thân người bị liệt và cả các cơ môi miệng, lưỡi cũng bị liệt. Trẻ bị liệt cứng tứ chi thường bị chậm phát triển trí não...
Việc điều trị và chăm sóc trẻ bại não đòi hỏi phải có một nhóm các chuyên gia gồm các bác sĩ nhi khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình, mắt, các chuyên gia về ngôn ngữ, những người hoạt động xã hội và các nhà tâm lý học.
Vật lý trị liệu được thực hiện ngay sau khi chẩn đoán bại não, nhằm làm tăng kỹ năng vận động của trẻ như ngồi, đi, cải thiện cơ lực và phòng ngừa sự co kéo biến dạng cơ. Có thể sử dụng các dụng cụ như nẹp, máng hoặc bó bột để phòng ngừa co rút cơ và cải thiện chức năng của chân, tay. Phẫu thuật chỉnh hình để làm dài cơ bị bệnh trong trường hợp tình trạng co rút cơ quá nặng. Đối với trẻ có tình trạng co cứng hai chi dưới nặng, cần phẫu thuật cắt bỏ chọn lọc một số nhánh thần kinh ở lưng chi phối hoạt động chi có thể làm giảm vĩnh viễn tình trạng co cứng cũng như cải thiện khả năng vận động như ngồi, đứng, đi. Phẫu thuật này thường tiến hành khi trẻ được 2 - 6 tuổi.
Dùng thuốc làm giảm bớt mức độ co cứng của cơ và làm giảm các cử động bất thường.
Trường hợp bé nhà bạn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp với vật lý trị liệu cũng như bác sĩ tâ lý kết hợp sẽ cải thiện toàn trạng sức khỏe bé.
Chúc bé hay ăn chóng lớn.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Cơ Xương Khớp
me toi bi nga chup mri cho thay bi lun dot d12 nen lam the nao

do anh tuyet

(2015/11/25 05:15)

Cơ Xương Khớp
Bs cho e hỏi bị trật chân mắt cá hơi xưng nhẹ thì làm sao bs

Phạm văn mạnh

(2016/01/03 01:20)