Chào bạn,
Bạn nói mẹ bạn bị giãn dây chằng nhưng đã đi khám bác sĩ và được chẩn đoán là bị giãn dây chằng chưa hay chỉ là chẩn đoán thông thường rồi đắp thuốc. Tốt nhất mẹ em nên đến bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp như bệnh viện chấn thương chỉnh hình hoặc bệnh viện chợ rẫy để khám và điều trị , Khi bị chấn thương về dây chằng (dân gian gọi là bong gân), TUYỆT ĐỐI không nên dùng các loại cao chườm NÓNG như Salonpas, Deep Heat hay Perskidol. Hai loại này chỉ tác dụng tốt với các chấn thương về co cơ, còn nếu bong gân, căng cơ mà dùng thì chỉ làm sưng hơn và tình hình xấu hơn, vì khi làm nóng, dây chằng hoặc cơ bị căng sẽ khó co về trạng thái bình thường (nóng nở ra, lạnh co lại mà). Chườm đá lạnh ngay trong trường hợp này là chính xác.\n Trường hợp dãn dây chằng nhẹ thì để đó sẽ tự hồi phục sau hai tháng nhưng mà nguy cơ tái lại rất cao nếu ko có tập luyện phục hồi đúng cách, và đặc biệt phần sụn bao đệm gối sẽ bị sưng to và ko co về trạng thái cũ được.
Những người trung tuổi bắt đầu phải đối mặt với lượng cholesterol tăng cao trong máu. Đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt căn bệnh rất nguy hiểm: tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp... Để có một trái tim khỏe, chúng ta nên giảm tối đa lượng cholesterol trong khẩu phần ăn bằng cách ăn những thực phẩm ít chất này.
Các loại ngũ cốc hầu như đều tốt với bạn vì chúng không có cholesterol. Có thể ăn những loại bánh quy làm từ ngũ cốc, bánh nướng.
Họ đậu là thực phẩm tốt cho người có lượng cholesterol trong máu cao. Ăn đậu ít nhất 3 lần/tuần. Có thể chế biến đậu dưới dạng soup, salad, sữa đậu nành, chè đỗ xanh, đen. Đặc biệt, đậu nành, đậu phụ chứa các protein có lợi cho sức khỏe.
Ăn 5 lần rau quả mỗi ngày. Thực đơn điểm tâm nên có trái cây tươi. Trong bữa chính nên bổ sung các loại củ như cà rốt, khoai tây, khoai môn... và rau tươi.
Với hoa quả, nên ăn cả quả thay vì xay sinh tố. Như vậy, bạn sẽ không bỏ phí một lượng chất xơ quan trọng cho cơ thể.
Nên “ưu tiên” cho những loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa tự nhiên, vitamin C và E. Những thức ăn giàu vitamin C là ớt xanh và ớt đỏ (loại quả lớn, dùng để xào nấu), dâu tây, cam, bông cải xanh, súp lơ trắng, dưa đỏ, đu đủ, nho... Thực phẩm giàu vitamin E gồm hạt hướng dương, bột mì, lạc, dầu đậu nành.
Đặc biệt hạn chế thức ăn động vật như các loại gan, thận, thịt lợn mông, thịt đùi gà, lòng đỏ trứng gà, tôm, lươn...
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!