Bệnh Khác

Em chào bác sĩ. cho em hỏi bố em bị lao phổi nhưng đã chữa khỏi cách đây 3-4 năm rồi nhưng gân đây bị ho và sốt mệt lên em có đưa bố ra viện lao phổi trung ương và năm điều trị 15 ngày thì bác sĩ kết luận bố em bị giãn phế quản và bac ssix cho đơn thuốc 10 ngày về nhà uông nhưng giờ hết thuốc ma người vân thấy mệt và ho cổ họng thì có đờm ah, thưa bác sĩ bệnh này có cách nào điều trị cho hiệu quả khoog bác sĩ. và em muốn đưa bố em đi chữa bên thuốc nam thì bênh giãn phế quản này có hiệu quả không ah. em cảm ơn

Hai

(2014/04/07 17:22)

Chào bạn
\nBệnh giãn phế quản có thể điều trị khỏi, sau đây xin giới thiệu đến bạn các phương pháp điều trị hiện nay:

Điều trị trong những đợt nhiễm trùng phế quản - phổi như phế viêm hay áp xe phổi.



Dẫn lưu tư thế:
Là một phương pháp điều trị rất cần thiết, quan trọng và bắt buộc phải thực hiện cho bệnh nhân để mủ có thể thoát ra ngoài, thực hiện 3 lần /ngày, mỗi lần khoảng 10 phút.

Vận động liệu pháp:

Rất cần thiết để bệnh nhân có thể khạc đàm ra càng nhiều càng tốt.

Kháng sinh:

Tại tuyến trung ương thì phải cấy đàm và làm kháng sinh đồ để chọn lựa kháng sinh thích hợp.
Tuy nhiên trong khi chờ đợi kết quả cấy đàm hay tại tuyến cơ sở, theo y văn thì những vi trùng thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenza, Mycoplasma pneumoniae, Legionella pneumophila; do đó phải dùng ngay kháng sinh, thường dùng là:
Céfalexine, 500 mg, 3 viên / ngày chia đều 3 lần có thể phối hợp hay không với một thuốc thuộc nhóm Fluoroquinolones như Ciprofloxacine (Quintor), 500 mg, 3 viên / ngày chia đều 3 lần hay Ofloxacine (Zanocin), 200 mg, 2 viên / ngày chia đều 2 lần.
Céfadroxil (Oracéfal), 500 mg, 3 viên / ngày chia đều 3 lần.
Roxithromycine (Rulid), 150 mg, 2 viên / ngày chia đều 2 lần.
Nếu nặng thì phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trung ương để điều trị, kháng sinh phải được dùng bằng đường ngoài tiêu hóa tức là đường tiêm thịt hay tiêm tĩnh mạch hay chuyền tĩnh mạch. Người ta có thể dùng một loại Céphalosporine thế hệ 3 như Céfotaxime (Claforan), lọ 1 g, tiêm thịt 2 g / ngày chia đều 2 lần hay Ceftriaxone (Rocephine) lọ 1 g, tiêm tĩnh mạch 1 lần 2 g / ngày phối hợp với một Aminoside như Amikacine (Amiklin) lọ 500 mg, tiêm thịt 15 mg / kg / ngày 1 làn hay chia đều 2 lần, nếu có đàm hôi tức là có bội nhiễm vi khuẩn kỵ khí thì phải dùng thêm Métronidazol, lọ 500 mg / 100 ml, 3 lọ / ngày chuyền tĩnh mạch chia đều 3 lần.

Điều trị triệt căn:

Các ổ nhiễm khuẩn tai mũi họng: Bằng các kháng sinh thích hợp.

Điều trị ho ra máu:

Thường khó điều trị vì không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Nếu nhẹ có thể điều trị tại tuyến cơ sở thường dùng Adrenoxyl, ống 1.500 μg, 3 - 4 ống tiêm thịt chia đều 3 - 4 lần.
Nếu nặng thì phải chuyển ngay lên tuyến trung ương, có thể dùng Octréotide (Sandostatine), ống 50 μg, 100 μg, tiêm dưới da 3 ống loại 50 μg / ngày chia đều 3 lần và phải theo dõi sát tình trạng ho ra máu vì loại ho ra máu này rất khó cầm, nếu vượt khả năng điều trị nội khoa thì phải hội chẩn với ngoại khoa để can thiệp phẫu thuật cầm máu.
Điều trị ngoại khoa

Thể khu trú một bên:

Chỉ định phẫu thuật là tốt nhất.

Thể có tổn thương hai bên:
\nChia sẻ:

\nĐánh giá:
\n1\n2\n3\n4\n5

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan