Sản Phụ Khoa

Cho hỏi bs đặt vòng, lật vòng có bị đau bụng dưới không?rn rn

Lê Thị Thuỷ

(2014/03/04 03:45)

Chào bạn,
Hiện nay việc sử dụng dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) là một biện pháp tránh thai khá phổ biến và tiện dụng, đặc biệt mang lại hiệu quả tránh thai cao (tới 99%). Tuy nhiên, việc đặt vòng tránh thai không thể tùy tiện mà phải tuân theo chỉ dẫn của các bác sỹ sản - phụ khoa.
\nVòng tránh thai vốn là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung. Gọi là “vòng” vì mấy chục năm trước ta dùng loại có hình tròn như cái nhẫn hay hình bánh xe, nhưng thật ra đó là một mảnh nhựa nhỏ, có nhiều loại như hình chữ T, hình chữ S… Thông dụng nhất hiện nay phải kể đến vòng hình chữ T và hình cánh cung, có quấn đồng. Đuôi vòng có hai dây nhỏ thò ra âm đạo độ 2 - 3 cm, giúp kiểm tra vòng còn ở đúng vị trí hay không. Đặt vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai. Lợi ích của vòng tránh thai là có hiệu quả tránh thai với tỷ lệ rất cao, hiệu quả này có thể đạt được ngay sau khi đặt vòng hoặc cũng có thể kéo dài tới 5 năm. Dụng cụ tương đối bền, thoải mái, dễ sử dụng và không tốn kém.
Ngoài ra, vòng tránh thai còn có những ưu điểm rõ rệt, như làm giảm lượng máu mất khi hành kinh, giảm đau bụng kinh, giảm xuất hiện và phát triển u xơ tử cung - một hiệu quả có được nhờ tác dụng của progesterone, giảm nguy cơ viêm vùng chậu... Phương pháp tránh thai bằng cách đặt vòng trước đây và kể cả hiện nay được rất nhiều phụ nữ lựa chọn, không giống như những phương pháp tránh thai khác, đặt vòng không ảnh hưởng gì đến quá trình giao hợp giữa vợ và chồng. Tuy có những lợi ích thiết thực nhưng, không phải ai cũng có thể sử dụng biện pháp này, đặc biệt nếu sử dụng không đúng cách, không theo hướng dẫn rất có thể sẽ gây họa cho người phụ nữ.Ẩn họa khôn lường
Nhược điểm lớn nhất của vòng tránh thai là nguy cơ viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung và tụt vòng.
Theo những nghiên cứu gần đây, với việc sử dụng vòng tránh thai hiện đại, thao tác vô trùng, nguy cơ viêm vùng chậu là rất thấp (nếu đặt vòng tránh thai đúng kỹ thuật, tỷ lệ tụt vòng trong 6 tháng đầu chỉ khoảng 3%), chủ yếu xảy ra ở những phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc đang mắc các bệnh này ở thời điểm đặt vòng tránh thai. Điều này sẽ được giảm thiểu nhờ việc sàng lọc đối tượng thích hợp.





Mặc dù vòng tránh thai có tác dụng tốt để ngăn cản thai trong tử cung, nhưng nếu một người đang đặt vòng tránh thai mà mang thai thì khả năng thai ngoài tử cung sẽ cao hơn so với người không áp dụng biện pháp tránh thai nào.
Nếu đặt vòng tránh thai quá lâu sẽ gây ra nhiều nguy hiểm với phụ nữ. Bác sĩ Dương Phương Mai, Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ, cho biết, những chị em đặt vòng tránh thai, nếu để quá lâu so với thời hạn quy định của bác sĩ và nhà sản xuất thì sẽ có những nguy cơ như: vòng gãy và xuyên thủng cơ tử cung, nguy cơ dính thai, vì hiệu quả tránh thai của vòng hết hạn sẽ giảm đi hoặc không còn.
Phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai thấy đau bụng ngày càng nhiều, cảm giác đau nhói khi ấn vào bụng dưới, ra huyết âm đạo nhiều và kéo dài. Ngoài ra kèm theo các dấu hiệu khác như: sốt, tiểu gắt buốt, khi quan hện thấy đau … thì cần đến bác sĩ khám và kiểm tra ngay.
Những ai không nên đặt vòng
Đặt vòng là phương pháp hiệu quả nhưng lại rất “kén” người sử dụng, nếu bạn rơi vào một trong những trường hợp sau thì nên lựa chọn một cách thức tránh thai khác:
- Có thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Sau phá thai nhiễm trùng.
- Đang bị viêm vùng chậu, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước đây.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan