Sản Phụ Khoa

Chào bác sỹ. cháu hiện nay 25 tuổi, cháu đang mang thai được 36 tuần, cháu bị phù 1 tuần nay, phù chân, tay, mặt, cháu có đi bệnh viện đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu, kết quả huyết áp bình thường, còn xét nghiệm nước tiểu có các chỉ số sau: Tỉ trọng: 1,020; pH: 6,5; bạch cầu: (+-) /ul ; Thể Cetonic: (+-) mmol/l; Bilirubin 1+ umol/l; Urobilinogen: 1,0 umol/l. Có bác sỹ nói cháu bị viên đường tiết niệu, nhưng có bác sỹ nói cháu không bị sao hết, mong bác sỹ giải đáp, cháu có bị bệnh không, có nguy hiểm đến em bé không, và cách giải quyết như thế nào. cháu xin chân thành cám ơn!

Nguyễn Thị Hường

(2014/01/15 18:14)

Chào bạn,
Giải thích các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu .
1.Leukocytes (LEU): tế bào bạch cầu\n - bình thường âm tính. \n - chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL. \n - Khi nước tiểu có chứa bạch cầu, bạn có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khằng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thái ra đường tiểu. bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.\n 2.Nitrate (NIT): thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.\n - bình thường âm tính. \n - chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL. \n - Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli. \n 3.Urobilinogen (UBG)\n - dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật \n - bình thường không có\n - Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L\n - đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.\n 4.Billirubin (BIL) \n - dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật \n - bình thường không có\n - Chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L\n - đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Nó đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.\n 5.Protein (pro): đạm \n - dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng\n - bình thường không có\n - chỉ số cho phép: trace (vết: không sao); 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L\n - Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thai phụ có thể liên quan đến các chứng: thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận... Vào giai đoạn cuối thai kì, nếu lượng protein nhiều trong nước tiểu, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (h140/90mmHg), bạn cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.\n 6.pH \n - đánh giá độ acid của nước tiểu \n - bình thường: 4,6 - 8\n - dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.
Với kết quả xét nghiệm nước tiểu của bạn thì cũng có thể nói bạn bị nhiễm khuẩn hoặc nấm. Tuy nhiên đó cũng chưa thể khẳng định hoàn toàn. Vì vậy bạn nên xét nghiệm lại vào tháng tới và nếu đúng là bạn bị viêm đường tiết niệu thì cần được dùng kháng sinh của người đang mang thai và bác sĩ trực tiếp thăm khám cho bạn sẽ là người kê thuốc cho bạn điều trị phù hợp với cơ thể bạn.
\nChúc bạn sức khỏe.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan