Sản Phụ Khoa

Em chích ngừa ung thư mũi thứ 2, chuẩn bị mũi thứ 3. Nhưng em đã quan hệ bằng tay và miệng, có tiếp xúc với dương vật nhưng không sâu, nó có ảnh hưởng gì tới việc chích ngừa không ạ, chích ngừa có tác dụng chăng? Bác sĩ nói rằng chưa quan hệ tình dục thì tác dụng vaxin sẽ cao hơn, nghĩa là còn màng trinh phải không ạ?

Caroline

(2013/12/02 11:44)

Chào bạn,
Bệnh ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa được bằng 2 cách: khám tầm soát định kỳ và tiêm văcxin để phòng nhiễm các tuýp HPV gây ung thư cổ tử cung. Khám tầm soát bằng xét nghiệm thực hiện nhanh, đơn giản, không gây đau, để kịp thời phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệm này không ngăn ngừa được ung thư cổ tử cung gây ra do nhiễm HPV.\n Phương pháp văcxin phòng bệnh bằng cách giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy virus HPV trước khi virus xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh. \n Việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi phụ nữ được chủng ngừa kết hợp với khám tầm soát định kỳ. \n HPV có khoảng 120 type khác nhau, trong đó có 30 - 40 type HPV liên quan đến tổn thương đường sinh dục. Nhiễm HPV type 16, 18 là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ung thư và các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo. \n Nhiễm HPV type 6, 11 dễ gây mụn cóc sinh dục. Văcxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung chủ yếu phòng ngừa nhiễm HPV dễ gây ung thư cổ tử cung (type 16, 18), có loại văcxin phòng ngừa cả mụn cóc sinh dục (type 6, 11). HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do vậy, để việc phòng ngừa có hiệu quả cao nên tiêm ngừa trên những người chưa quan hệ tình dục. \n Theo khuyến cáo của Hội Ung thư Hoa Kỳ:\n - Tiêm ngừa HPV thường quy được khuyến cáo cho bé gái 11-12 tuổi, tuy nhiên có thể tiêm từ 9 - 18 tuổi chưa quan hệ tình dục.. Phụ nữ đã lập gia đình vẫn hoàn toàn có thể tiêm ngừa Ung thư cổ tử cung vì các nghiên cứu đều cho thấy văcxin vẫn có hiệu quả rất tốt cho các đối tượng này. Trước khi tiêm bạn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm phết tế bào âm đạo, vì đó là 1 dịp để kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người phụ nữ, biết được tình trạng bệnh tật của bạn ở thời điểm hiện tại để dễ theo dõi sau này.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có vaccin ngừa những tuýp HPV gây ung thư phổ biến nhất. Khoảng 30% trường hợp ung thư cổ tử cung không thể phòng tránh bởi các vắc xin phòng chống HPV hiện nay, do đó tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap vẫn cần duy trì cho tất cả các phụ nữ, ngay cả đối với những phụ nữ đã được tiêm ngừa vắc xin HPV, đặc biệt những chị em đã có gia đình cần thực hiện khám phụ khoa và tầm soát bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) định kỳ, ít nhất 1 năm/1 lần, để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh. vì vậy trường hợp của bạn không ảnh hưởng gì đến việc chích ngừa bạn nhé.\n Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan