Tai Mũi Họng

Bệnh viêm xoang cần kiên cử món ăn gì?rn

huy hoang

(2013/10/14 22:05)

Chào bạn, tôi cung cấp cho bạn những điều cần biết về chế độ dinh dưỡng của người bị viêm xoang
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Bạn nên tránh các sản phẩm chế biến từ sữa khi bị bệnh viêm xoang bởi vì chúng có thể làm tăng sinh chất nhầy gây tắc mũi. Chất nhầy đặc và sệt trong rãnh xoang có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông khí và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Đồ ăn cay:Thực phẩm có thể gây chứng ợ nóng hoặc trào ngược a-xít cũng góp phần gây viêm xoang. Khi a-xít dạ dày và thức ăn đã được tiêu hóa một phần bị trào ngược lên cổ họng thì nó có thể gây ra vấn đề về tai, mũi và họng, bao gồm cả viêm xoang. Có rất nhiều yếu tố gây viêm xoang song điều quan trọng là phải loại trừ khả năng các thực phẩm cũng đóng vai trò trước khi xem xét dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Ăn đêm: Nếu bạn có vấn đề về xoang mũi và lại có thói quen hay ăn đêm trong vòng 1 giờ trước khi đi ngủ thì có thể làm ảnh hưởng đến bệnh viêm xoang do hiện tượng trào ngược.Khoang mũi có liên hệ với hệ tiêu hóa. Vì vậy khi bạn nằm và cảm thấy hiện tượng trào ngược từ dạ dày thì nó không chỉ xảy ra ở quanh khu vực amidan. Một số còn chảy xuống miệng và bạn sẽ cảm thấy có vị chua. Axít cộng với thức ăn đã được tiêu hóa một phần có thể bị đẩy ngược lên khoang mũi và gây viêm.

Đồ uống có cồn: Đồ uống có cồn có thể làm mất nước trong cơ thể. Thậm chí là bạn chỉ uống 1-2 cốc thôi nhưng chúng vẫn có thể làm cho chất nhầy trong mũi bạn đặc lại và làm sưng màng ở mũi và xoang. Đồ uống có cồn làm mất nước vì chúng có tính lợi tiểu, khiến cơ thể mất các dịch cần thiết để làm tan chất nhầy và lưu thông. Hơn nữa, việc sử dụng đồ uống có cồn sẽ gây ra trào ngược axít, gây kích thích và viêm xoang.

Đồ uống có chứa cafein: Giống như đồ uống có cồn, cafein là một chất lợi tiểu và góp phần khử nước ở màng mũi. Cà phê cũng có tính a-xít và thường được coi là tác nhân gây ra chứng ợ nóng. Bạn cũng nên tránh uống soda bởi chúng không chỉ chứa cafein mà loại đồ uống này còn có thể gây đầy hơi dẫn đến trào ngược.

Trà và các loại đồ uống nóng: Một trong những cách điều trị tại nhà để giải tỏa khó chịu và dịch nhầy trong mũi là xông hơi khoang mũi bằng nước nóng hoặc hít thở hơi nóng bốc lên từ bát nước nóng (dùng khăn trùm qua đầu sẽ giúp hơi nóng không bị lan tỏa). Tương tự như vậy, một tách trà nóng có thể coi như một “bể xông hơi mini” khi bạn đặt ngay dưới mũi. Chú ý không dùng loại trà chứa cafein hoặc có hương vị vì chúng có thể khiến bạn bị ợ nóng.

Nước: Khi bạn đang điều trị bệnh viêm xoang thì uống thật nhiều nước là một trong những khuyến cáo hàng đầu bởi nó giúp làm loãng dịch tiết, làm mềm chất nhầy và hỗ trợ dẫn lưu dịch. Nước hoa quả cũng là đồ uống thường được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm xoang, nhưng bạn cũng nên tránh loại nước quả có đường bởi đường và các chất phụ gia có thể làm các chất nhầy dày đặc hơn.
Nên thực hiện:
- Uống nước đun sôi để nguội (khoảng hai lít/ngày hay nhiều hơn càng tốt), chia ra làm nhiều lần (không nên vì ngại phải đi tiểu nhiều mà không uống nước). Nước làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, qua đó, cơ thể dễ khạc đàm, tống bụi bẩn ra ngoài.
- Nên ăn nhiều canh rau mồng tơi, bồ ngót, cải ngọt, bông cải…
- Sử dụng các hoạt chất kháng sinh thực vật như củ hành, gừng, dưới các dạng thức ăn. Tuy nhiên chú ý không nên ăn nhiều vì sẽ gây khó chịu cho cơ thể.
- Các loại cá như cá hồi, cá nục, cá mòi… chứa nhiều chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp.
- Bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như ớt chuông, cà rốt, bưởi, cóc, sơ ri, khế… Có thể xào ớt chuông với thịt, hành tây, cà rốt, bông cải; nấu canh khế với tôm (nếu bạn không dị ứng với tôm).
- Bổ sung vitamin A dưới dạng tiền vitamin A có trong đu đủ, bí rợ , cà rốt… để giúp cơ thể bảo vệ niêm mạc. Bí rợ (bí đỏ): gọt vỏ, khoét ruột, dồn thịt nạc băm nhỏ trộn với nấm mèo, nấm rơm, nêm nếm và đem hấp. Tùy ý thích của mỗi người, có thể ăn một lần/tuần. Với cà rốt: để cho cơ thể dễ hấp thu, nên xắt nhỏ, xào sơ qua với dầu (có thể xào với củ hành tây) hoặc có thể ăn dưới dạng hấp.
- Giải quyết một vài triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, ho, ăn không tiêu, có thể sử dụng: trà hoa cúc hoặc vài lát gừng cho vào thức ăn khi nấu.
- Có thể xông xoang mũi bằng nước nóng hay nước trà nóng để làm mũi thông thoáng, dễ thở.
Những điểm cần lưu ý:
- Không uống nước để trong tủ lạnh hay nước đá, vì sự khác biệt nhiệt độ sẽ là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp.
- Hạn chế sử dụng sinh tố trái cây, nước ép trái cây có nhiều đowngf đường và một số chất khác có thể làm mũi nhầy đặc lại.
- Không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh (khi chưa có chỉ định của bác sĩ) vì dễ gây ra hiện tượng lờn thuốc.
- Không ăn những thức ăn mà cơ thể bị dị ứng như thịt bò, cua, tôm, nghêu, sò…
- Hạn chế dùng sữa và sản phẩm từ bơ, sữa.
- Không uống cà phê, bia, rượu vì chúng có thể làm cho dịch nhầy đặc lại, hơn nữa rượu được xem là một chất lợi tiểu, kích thích việc đào thải nước nên cơ thể thiếu nước, ảnh hưởng xấu đến việc đẩy dịch nhớt ứ đọng trong xoang.
- Không sử dụng nước soda vì loại nước này thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho người bị viêm xoang.
Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc phòng và điều trị viêm xoang.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan