Sản Phụ Khoa

Chào bác sĩ. Tôi năm nay 27 tuổi, kết hôn được 4 tháng thì tôi có thai nhưng sau khi bị chậm kinh 1 tuần, tôi đi khám bác sĩ và được chuẩn đoán là thai ngoài tử cung nên phải bỏ thai. Từ đó đến nay đã hơn 3 tháng, tôi thường thấy đau ở bụng dưới bên trái, nhất là trước và sau khi có kinh nguyệt, sờ thấy 1 hạch nhỏ ở bẹn, ấn vào đau. Tôi không bị sốt hay có biểu hiện gì khác. Tôi cũng đã đi xét nghiệm nấm cách đây 1 tháng và kết quả là âm tính. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì và hướng điều trị ra sao? Xin cảm ơn bác sĩ.

Lê Minh Tâm

(2013/09/20 22:29)

Chào bạn.
Thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng (thường gặp nhất), hoặc bám phía trên buồng trứng, thậm chí nằm trong ổ bụng hay nằm tại cổ tử cung. Thai ngoài tử cung ở vị trí ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung (gọi là thai đoạn kẽ, thai sừng hay thai góc tử cung) là nguy hiểm nhất vì khó chẩn đoán được sớm, gây mất máu nhiều và nhanh khi thai vỡ, ảnh hưởng nhiều đến khả năng có thai sau này. Trường hợp của bạn đã được phát hiện sớm và mổ kịp thời là điều cần thiết. Tuy nhiên, có một số biến chứng hiếm gặp như gây viêm nhiễm vết mổ, hoặc sót thai và các tế bào nhau thai vẫn tiếp tục phát triển trong ổ bụng, hay trong vòi trứng, chất Beta HCG tiếp tục gia tăng. Thai ngoài tử cung vẫn tiếp tục phát triển trong ổ bụng: thường là khi thai nằm ở vòi trứng hay buồng trứng rồi tự rơi vào trong ổ bụng, sau đó bám vào một vị trí bất kỳ trong ổ bụng và phát triển tiếp tục hay sẽ tự chết đi và thoái hoá tạo thành khối vật lạ trong ổ bụng. Vì vậy, để được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng của mình, bạn nên tới khám tại các cơ sở chuyên khoa sản phụ để được điều trị sớm.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan