Chào bạn,
Tiết mồ hôi là hoạt động cần thiết của cơ thể để điều hòa thân nhiệt khi tập thể thao, lao động hoặc do môi trường nóng bức. Tiết mồ hôi được điều hòa bởi hệ thần kinh giao cảm. Khi hệ thần kinh này hoạt động quá mức gây tiết mồ hôi vào những thời điểm không thích hợp.
Đỗ mồ hôi dược chia làm 2 loại.
Đỗ mồ hôi nguyên phát: thường là do khởi phát từ nhỏ nặng lên trong giai đoạn dậy thì và kéo dài đến suốt cuộc đời
Đỗ mồ hôi thứ phát: thường gặp trong các bệnh lý như cường giáp, các bệnh lý ác tính, mãn kinh, béo phì, rối loạn tâm thần, hoặc do biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Trường hợp của bạn là đổ mồ hôi toàn thân, bạn nên đi khám nội tiết để xem có bệnh lý liên quan không. Bên cạnh đó, có thể khắc phục bằng một số cách sau đây, bạn tham khảo nhé:\n - Cần sinh hoạt, làm việc ở nơi thoáng mát, tắm rửa thường xuyên, nhất\n là lúc thời tiết nóng.\n - Mang giày không bít kín, để thoát mồ hôi. Mang vớ bằng cotton dễ hút\n ẩm, nên thay vớ thường xuyên.\n - Rửa sạch chân tay nhiều lần trong ngày, rửa nước âm pha xà bông,\n nhất là sau khi ra mồ hôi nhiều. Rồi lau khô, sau đó thoa phấn để giữ\n cho tay chân luôn khô ráo mát mẻ.\n - Ngâm chân tay trong nước trà, nước muối, giấm để hạn chế mùi hôi do mồ hôi\n - Uống nhiều nước, uống bổ sung Oresol để bù lượng nước và muối mất qua mồ hôi.\n Cuối cùng, nếu việc điều trị nội khoa không hiệu quả thì có thể phẫu thuật cắt hạch giao cảm cạnh cột sống. \n Với những chia sẻ trên, hy vọng rằng giúp bạn tự tin và giảm bớt những phiền toái do tăng tiết mồ hôi.
Về vùng kín của bạn: Bình thường “vùng kín” tiết ra chất dịch quánh trong. Đây là dịch nhờn trong âm đạo, không nặng mùi, ra nhiều hay ít cũng tùy vào từng người, tùy vào chu kỳ kinh, đang mang thai hay không, hoặc có sử dụng viên tránh thai không. Nhưng nếu chất dịch này thay đổi màu sắc, độ đặc, có mùi lạ đó là dấu hiệu âm đạo bị viêm nhiễm, thường gặp nhất là nấm candida.
Bạn nên đến kiểm tra và làm các xét nghiệm dịch tiết âm đạo, nội soi “vùng kín”, đo độ pH, nếu cần thiết phải nuôi cấy vi trùng, có khi phải xét nghiệm máu, nước tiểu và xét nghiệm khác nữa để xác định xem tình trạng viêm nhiễm của bạn đã khỏi hẳn chưa. Lưu ý là trước khi đi khám bệnh không nên súc rửa, thụt vùng kín sạch sẽ dễ làm mất những yếu tố chẩn đoán bệnh và cũng đừng dùng nước khử mùi, vì mùi cũng là một triệu chứng quan trọng.
Chúc bạn sức khỏe.