Chào bạn,
Hiện nay, đã có nhiều thuốc điều trị bệnh gút cấp hoặc mạn tính, bao gồm colchicin, các thuốc chống viêm phi steroid (NSAID), sulfinpyrazon, allopurinol, probebecid, corticotropin (ACTH) và các glucocorticoid. Điều trị bệnh gút bao gồm 3 khía cạnh khác nhau của bệnh: ức chế phản ứng viêm (colchicin, glucocorticoid, ACTH và NSAID), giảm sản sinh acid uric (allopurinol), và tǎng thanh thải acid uric (phenylbutazon, probenecid, sulfinpyrazon). Các thuốc lý tưởng để điều trị cơn gút cấp là colchicin và NSAID. Các glucocorticoid và ACTH được dành để điều trị cơn cấp ở những người kháng điều trị hoặc chống chỉ định dùng colchicin và các NSAID. Bệnh gút mạn tính thường được điều trị bằng các thuốc thải acid uric niệu, allopurinol hoặc liều thấp colchicin dùng hằng ngày.Tất cả các thuốc này hầu như đều gây tác dụng không mong muốn do đó chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn khi có cơn gút cấp.Ngày nay để hạn chế được tác dụng phụ đến mức thấp nhất, các bác sĩ và bệnh nhân nghiêng về sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là Hoàng Thống Phong, giúp tăng cường chức năng gan thận, giúp đào thải Acid uric dư thừa, phòng ngừa tái phát cơn gút cấp.
- Về chế độ ăn uống của người tăng acid uric máu và bệnh gout * Không dùng Không ăn phủ tạng động vật. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc..., hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, không ăn đường. * Dùng hạn chế Hạn chế protid (<1g protein/kg/ ngày tương đương < 200g thịt nạc mỗi ngày). Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) đồ biển (tôm, cua…). Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) các loại đậu hạt, măng tây. Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) chocolate, cacao, * Dùng nhiều Các loại rau xanh, trái cây tươi. * Về đồ uống: Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu, nếp than… Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút. Giảm các đồ uống có tính toan như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.. * Về khẩu phần ăn:Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.
+ Bệnh nhân gút có tầm vóc trung bình 50 kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày. Không nên ăn quá no trong một bữa mà chia nhỏ bữa ăn từ 3- 4 bữa/ngày. Một người nặng 60kg cần năng lượng tối thiểu một ngày là: 60 × 30 kcal = 1800 kcal. Trong đó, năng lượng các chất ăn nên theo tỷ lệ sau: - Đạm (protein – thịt) chiếm 11% tổng năng lượng = 200 kcal tương đương 48g - Chất béo (lipit) chiếm 21% tổng năng lượng = 315 kcal tương đương 35g - Chất bột (glucide) chiếm 68% tổng năng lượng = 1020 kcal tương đương 255g
Chúc bạn sức khỏe!